Tuổi trung niên không phải tiền bạc nhưng đáng lo nhất 3 điều này
Điều đáng lo ngại nhất ở tuổi trung niên không phải không có nguồn thu nhập ổn định và không có tiền tiết kiệm mà là 3 điều này.
Người trung niên thường đứng trước sự bế tắc của công việc, áp lực cuộc sống, gánh nặng của cấp trên đè xuống và cấp dưới dội lên. Chỉ riêng một trong số đó thôi cũng đủ khiến người ta cảm thấy ngột ngạt nhưng buộc phải vượt qua tất cả.
Mối quan hệ cha mẹ và con cái đang trở nên bất hòa
Trên đời này, ông trời là người công bằng nhất và sẽ không bao giờ trao tất cả những điều tốt đẹp cho một người. Bất kể bạn nghèo hay giàu, sẽ luôn có cảm giác “Được cái này mất cái kia”
Một người có xuất thân từ tầng lớp nông dân lao động. Từ nhỏ cuộc sống của anh ta đã không hề dễ dàng. Vì sự ám ảnh của cái nghèo và anh cũng hiểu rằng bản thân sau này chỉ có thể dựa vào chính mình, cho nên mỗi ngày anh đều dành toàn bộ tâm sức cho việc học. Vì có mục tiêu rõ ràng khi còn rất trẻ và làm việc không mệt mỏi nên người này không ngừng tiến bộ. Về sau, anh ta đạt được rất nhiều thành công trong cuộc sống. Gia cảnh từ nghèo khó dần trở nên khá giả.
Đây là cái kết mà bất cứ người cha, người mẹ nào ai cũng muốn nhìn thấy nhất.
Bí quyết đằng sau một gia đình thành công gần như giống nhau: cha mẹ và con cái đã xây dựng mối quan hệ cha mẹ con tốt. Dù không thể cho con vật chất đủ đầy, nhưng cha mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc nhất về tinh thần cho con
Như Tagore đã viết trong “Người phán xử”: “Bạn muốn nói gì thì nói, nhưng tôi biết những khuyết điểm của con tôi. Tôi yêu nó không phải vì nó ngoan mà vì nó là con của tôi”. Khi người mẹ phải trừng phạt con của họ, hoặc làm nó khóc, trái tim của người mẹ cũng khóc theo. Chỉ có những người cha, người mẹ mới có quyền mắng mỏ và trừng phạt con của họ.
Khi đến tuổi trung niên, dù có tiền hay không, nhiều người cũng tiếc nuối khi phát hiện ra mối quan hệ cha mẹ con cái đã bị chính mình hủy hoại. Khi phải đối mặt với vẻ mặt lạnh lùng con cái.
Nếu mối quan hệ giữa bạn và con cái không tốt, khi đến giai trung niên bạn mới bắt đầu muốn hàn gắn mối quan hệ này thì đó là một quá trình rất gian nan.
Ảnh minh họa.
Không làm chủ được bản thân
Bộ phim “Whale” (Cá voi) đoạt giải Oscar năm 2022 kể về Charlie, một giáo viên sống ẩn dật vì mặc cảm ngoại hình và tội lỗi. Anh nặng 272 kg và quyết tâm dấn thân vào hành trình tự cứu rỗi và chuộc lỗi.
Charlie bỏ rơi vợ và con gái vì một người đàn ông khi còn trẻ. Mối tình đồng tính nhanh chóng kết thúc bằng sự ra đi đầy phũ phàng của bạn trai. Charlie cảm thấy vô cùng đau khổ, anh bắt đầu ăn thật nhiều. Anh dành cả ngày lẫn đêm để ăn, cuối cùng biến mình thành một người béo phì. Lúc này, anh không thể ra ngoài và thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Vì mặc cảm với tội lỗi, anh tiếp tục “ăn vặt để chờ chết”.
Trong những ngày cuối đời của Charlie, chị gái Liz, cha Thomas và con gái Ellie, người bị ông bỏ rơi khi ông gần 8 tuổi, đã chăm sóc cuộc sống hàng ngày của ông hoặc cung cấp cho ông những người đồng hành tình cảm vì nhiều lý do.
Về sau, khi biết tình trạng sức khỏe của mình đã quá tệ, Charlie đã liên lạc với con gái của anh. Nhưng vì chịu tổn thương từ nhỏ, Ellie trở nên gai góc và nổi loạn. Charlie muốn cứu con gái, tuy nhiên với lịch sử đầy tội lỗi, lời ông nói không có tác dụng gì với cô cả.
Vào ngày cuối đời của Charlie, Ellie đã nói thật với cha của mình rằng, cô rất yêu ông và cầu xin ông hãy đi bệnh viện. Charlie vô cùng cảm động, có lẽ là muốn ôm con gái vào lòng, ông ráng đứng dậy. Nhưng vừa bước được một bước, Charlie ngã xuống sàn và chết.
Ở cuối phim, các nhân vật đều hoàn thành việc chuộc lỗi lẫn nhau. Khi bộ phim khép lại, nhiều khán giả bình luận rằng, họ có cảm giác như được trải qua một lễ rửa tội.
Điều đáng suy ngẫm là khi một người đến tuổi trung niên, thân thể chưa già nhưng tâm hồn đã chết. Người ta thường không dám đối mặt với tội lỗi và chính mình. Họ dùng sự bận rộn để làm tê liệt cảm xúc. Họ chọn sinh hoạt lặp đi lặp lại và từ chối sự thay đổi dù biết đó là điều tích cực.
Chẳng hạn, trong chuyện tình cảm, dù biết rõ đối phương đã có người khác nhưng bạn vẫn cố tình lừa dối mình. Bạn chờ đợi một ngày nào đó đối phương sẽ quay về bên bạn. Và kết quả là bạn dùng hết tuổi trẻ của mình để chờ đợi.
Khi đã đến tuổi trung niên, tại sao người ta vẫn phải tự làm khó mình? Mọi bắt đầu đều không phải quá muộn. Bạn đừng sợ cuộc đời vô định, hãy mạnh dạn tiến về phía trước, bạn sẽ nhìn thấy một bông hoa rực rỡ trong bóng tối.
Ảnh minh họa.
Người thân gặp phải biến cố bất ngờ, ngày càng trở nên cô đơn
Ngày mai hay tai nạn, không biết cái nào đến trước.
Khi con người đến tuổi trung niên, họ dần phải đối mặt với ngày càng nhiều thứ như sự sống, sự chia ly và cái chết.
Nếu sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi, thì những tình huống khó lường, những tai họa bất ngờ là tàn khốc nhất đối với con người, vốn đã là định mệnh không thể thoát khỏi. Dẫu bạn phiền muộn, sự thật cũng không thể thay đổi.
Cuộc đời thật mong manh, khi một người bước đến tuổi trung niên, niềm hạnh phúc lớn nhất là gia đình được êm ấm, bình yên.
Để vượt qua sự mất mát, nỗi day dứt về tội lỗi trong quá khứ cũng là một thách thức lớn đối với những người bước vào tuổi trung niên. Chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ, sống hết mình và cẩn trọng, bạn mới đủ can đảm tiếp tục bước đi, hoàn thiện nốt phần còn lại của cuộc sống và hưởng thụ ý nghĩa cuộc sống một cách trọn vẹn.
-> 50 tuổi hứng thú 5 việc này chứng tỏ vẫn còn thanh niên