Chủ nhật, 28/04/2024 09:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 06/08/2021 11:11

"Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình" không để ai bị thiếu cơm ăn mỗi tối

"Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, nhưng cả cuộc đời tôi gắn bó. Tôi nguyện làm một điều là cố gắng để không ai bị thiếu cơm ăn mỗi tối" - chị Thu Hương, phóng viên VTV3 chia sẻ.

Cố gắng để không ai bị thiếu cơm mỗi tối

Những câu chuyện cảm động, những tấm lòng nhân ái sẵn sàng giang tay đùm bọc, sẻ chia trong mùa dịch đang lan tỏa giúp chúng ta biết trân trọng những gì đang có và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

Từ ngày Hà Nội giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, chị Nguyễn Thu Hương - Phóng viên VTV3 đã không ít đắn đo khi thấy người già lay lắt vỉa hè Hà Nội, người lao động, người bệnh vật vờ vì thiếu thốn...

Trước những gì đã chứng kiến chị Hương quyết định cùng những người bạn khởi xướng Chương trình “Triệu bữa cơm – Hà Nội nghĩa tình”.

Để triển khai chương trình chị đã không quản ngại vất vả, ngày đêm kêu gọi nguồn lực. Không chỉ thế, chị còn tổ chức bán đấu giá các đồ cá nhân để lấy kinh phí nấu cơm. Vàng bạc đá quý mẹ chị để lại, chị cũng bán đi để có tiền lo cho người nghèo.

nguyen thu huong (1)

Chị Nguyễn Thu Hương, phóng viên VTV3.

Chị Hương tâm niệm: “Giúp được một người, tôi thêm một niềm vui. Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, nhưng cả cuộc đời tôi gắn bó. Tôi nguyện làm một điều là cố gắng để không ai bị thiếu cơm ăn mỗi tối”.

Cái tâm sáng của chị đã làm cầu nối cho những người có tấm lòng lương thiện. Trước sự tin tưởng của mọi người, chị Hương vô cùng cảm kích.

Nhớ lại những ngày đầu thực hiện chương trình “Triệu bữa cơm – Hà Nội nghĩa tình", chị Hương kể, có 1 đêm cần số tiền rất lớn, ít nhất phải có 256 triệu mới đủ 600 suất cơm trong 15 ngày giãn cách từ 24/7 – 8/8 chị đã rất trăn trở. Lúc đó, chị mới có khoảng 60 triệu từ tiền bán đồ. Sáng hôm sau, 1 sư thầy nhắn chị sẽ ủng hộ 2 tấn gạo để giúp đỡ bà con Hà Nội và duy trì bếp cơm ở Sài Gòn, đồng thời kết nối cho chị với hoa hậu Ngọc Anh, hoa hậu Đỗ Thị Hà, một số mạnh thường quân.

Tấm lòng của chị cứ thế lan tỏa đến rất nhiều người, kể cả những người dân ở mảnh đất Thanh Hóa quê chị. Họ không giàu có nhưng vẫn muốn đóng góp công sức của mình để mang đến những bữa ăn đủ chất cho người nghèo. Người ủng hộ buồng chuối còn chưa kịp chín, quả đu đủ còn đang xanh, người ra ruộng hái rau muống, 3 – 4 nhà góp nhau 1 con lợn, 30kg bí đỏ, đóng góp 5 cân, 10 cân gạo trong 1 đêm để chở lên chùa.

213932194_4412745758789272_9220781063045964558_n
nguyen thu huong (2)

Chương trình “Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình” gửi hàng ngàn suất cơm tới cho những người nghèo, người lao động tự do, công nhân bị mất việc làm, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khó khăn,… bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Chỉ là những cân gạo trắng, những bữa cơm chiều nhưng là tất cả sự chắt chiu của biết bao tấm lòng, sự sẻ chia của vô vàn yêu thương. Nhờ những suất cơm ấy, những người vô gia cư, người lao động khó khăn mất việc làm, người nhà bệnh nhận đang sống trong các khu xóm trọ đã bớt phần nào khó khăn trong những ngày giãn cách.

Sau chiến dịch Hà Nội – Sài Gòn, tổng số tiền chị Hương quyên góp lên đến 700 triệu đồng để duy trì phát gạo, đồ ăn cho các tỉnh, phường xã quận TP. HCM, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Sóc Trăng,… đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chị Hương tâm sự, chị may mắn có được sự tin tưởng, gửi gắm từ mọi người. Sức của chị quá bé so với những đóng góp ấy.

“Tôi chỉ là 1 người truyền tải. Giống như trong 1 đoàn tàu, người đầu tàu là tôi, phía sau tôi là các toa nối vào với nhau tạo nên một sức mạnh tổng hợp” – chị nói.

Chị ví mình và những người làm thiện nguyện như hậu phương vững chắc tiếp lửa cho tiền tuyến, còn những người đi phát cơm là những chiến binh dám xông pha lao vào vùng dịch. Họ là CLB xe bán tải PVC, là nhóm bếp Quân, là các bạn thanh niên tình nguyện Hà Nội,…

Người làm từ thiện phải biết hy sinh những gì mình có

Chị Hương nhận mình không phải người làm từ thiện chuyên nghiệp, công việc chính của chị là ở VTV nhưng khi thấy 2 đầu đất nước đều rất khổ, chị đã dành thời gian làm việc online để giúp mọi người kết nối, để làm sao người dân có cơm ăn.

Nói về việc làm thiện nguyện, chị cho rằng, từ thiện không phải hô hào, hoạt động từ thiện phải từ cái tâm trong sáng, làm gì cũng phải minh bạch, phải hy sinh những gì là vật chất, của cải của riêng mình, mọi người mới nhìn vào và làm theo. Bản thân chị luôn hy sinh những gì mình có, từ những chiếc túi hàng hiệu, những thỏi son, đồng hồ đắt tiền, chị đều bán đi để lấy tiền làm thiện nguyện.

“Cuộc đời này cứ cho nhau niềm tin đi, nhất định Hương nguyện một lòng vì những việc thiện!”, với suy nghĩ đó chị đã như một đóa hoa nở giữa đời thường, lặng lẽ tỏa hương, âm thầm cống hiến.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thùy Linh  
Nắng nóng, người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây
Phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Nắng nóng chưa từng có dịp nghỉ lễ: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể mỗi ngày?
Người trẻ háo hức thanh lọc cơ thể để lên outfit chơi lễ
Mê mẩn góc check-in trên con tàu biểu tượng chim Hạc 
Có gì trên chiếc thắt lưng đắt nhất thế giới giá 1,8 tỷ đồng?
Sáng tác ca khúc về Tòa án nhân dân nhận giải thưởng 50 triệu đồng
Quảng Ninh tuyên truyền cộng đồng giúp giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nắng nóng bao trùm cả nước
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK - Hàn Quốc
Đau lưng kéo dài, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u tuỷ ngực
Hái nấm trong vườn ăn, hai ông cháu nhập viện nguy kịch
Tham quan lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ cùng Đại sứ quán Pháp
Cùng ngư dân Thanh Hóa thắp sáng đèn trên biển
Gần 1,500 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng Cúp Nestlé MILO lần thứ VII
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
5 lý do nên chọn du học nghề Đức tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
89% khách đi buýt điện là người đi làm
Đẩy mạnh truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO
Xem thêm