Chủ nhật, 08/06/2025 23:12     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 02/12/2024 10:52

Trẻ gặp nguy hiểm từ "nụ hôn tử thần"

Hôn trẻ sơ sinh nhìn thoáng qua là một hành động khá dễ thương để thể hiện tình cảm nhưng chính việc này sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí lấy đi tính mạng con trẻ.

Một câu chuyện đau lòng từng được Mirror đăng tải về bà mẹ trẻ Dakota Elizabeth Goss (sống ở Bắc Carolina) đã mất đi đứa con trai đầu lòng có tên Emmitt vì thói quan âu yếm, hôn má đứa trẻ ngay từ những ngày đầu mới sinh.

Dakota Elizabeth Goss cho biết, 6 ngày sau sinh, khóe miệng và mặt của cậu bé Emmitt nổi rất nhiều mụn rộp nên gia đình đã đưa con đến bệnh viện để khám.

Các bác sĩ chuẩn đoán Emmitt bị nhiễm virus herpes simplex (HSV) - một bệnh truyền nhiễm từ da tới da, đặc biệt qua đường hôn rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Mặc dù được điều trị tận tình nhưng Emmit đã qua đời sau 11 ngày tuổi.

Hôn là một trong những cách thể hiện tình yêu, đặc biệt phương Tây. Mặc dù trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời vẫn giữ được kháng thể của mẹ trong máu nhưng hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và vẫn có nguy cơ nhiễm trùng

Primrose Freestone, giảng viên cao cấp về vi sinh học lâm sàng tại Đại học Leicester ở Anh, viết trên trang web The Conversation rằng với tư cách là một nhà vi trùng học lâm sàng, cô cho rằng mọi người đều biết về bất kỳ hành động hôn lên đầu trẻ sơ sinh nào là không phù hợp. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng biết.

Ảnh minh họa/Nguồn: Vecteezy

Một cuộc khảo sát được tổ chức từ thiện Anh có tên The Lullaby Trust công bố năm 2023 cho thấy 54% những người mới làm cha mẹ và những người sắp làm cha mẹ sẽ “để bạn bè và gia đình hôn đứa bé mới chào đời của mình mà không nhận ra mức độ nghiêm trọng”.

Bác sĩ NHS gần đây cũng cảnh báo trên mạng xã hội rằng việc hôn trẻ sơ sinh có nhiều rủi ro.

Vì sao không nên hôn trẻ sơ sinh?

Foystone cho biết, sau khi sinh, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên có nguy cơ nhiễm trùng nặng cao hơn.

So với người lớn, hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh có ít tế bào miễn dịch chống nhiễm trùng bẩm sinh, chẳng hạn như bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân trong khoảng 3 tháng đầu đời.

Nhiễm virus Herpes là một ví dụ như vậy. Ở người lớn, virus herpes gây ra vết loét lạnh, nhưng trẻ sơ sinh có thể bị bệnh nặng ngay sau khi nhiễm virus.

Nếu mụn rộp chỉ ảnh hưởng đến mắt, miệng hoặc da của bé thì hầu hết trẻ sẽ hồi phục sau khi điều trị. Nếu virus lây lan khắp cơ thể và ảnh hưởng đến các cơ quan, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có khả năng gây tử vong.

Foystone cho biết, trẻ càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh mụn rộp, đặc biệt trong bốn tuần đầu đời.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn truyền nhiễm hơn trẻ lớn và người lớn, đặc biệt là mầm bệnh nội bào (vi khuẩn có thể xâm nhập và tồn tại trong tế bào vật chủ) như Streptococcus nhóm B (GBS).

Streptococcus nhóm B thường sống trong đường tiêu hóa và sinh sản của vật chủ mà không gây bệnh. Nhưng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh với những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu.

Trẻ sơ sinh cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn E. coli, có thể gây viêm phổi nặng, viêm màng não và nhiễm trùng huyết nhưng vi khuẩn E. coli không gây hại cho người lớn.

Làm thế nào để thể hiện tình yêu một cách an toàn?

Foystone lưu ý rằng bố mẹ của trẻ sơ sinh không nên cảm thấy khó chịu khi yêu cầu người xung quanh tránh hôn hoặc chạm vào con họ. Nếu họ thực sự quan tâm đến sức khỏe của đứa bé, họ sẽ vui vẻ với điều này.

Nều rất muốn hôn con, bố mẹ cần rửa tay thật sạch. Tránh hôn vào miệng hoặc mặt của bé mà thay vào đó hãy hôn vào chân hoặc sau đầu. Nếu mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, bạn nên cân nhắc xem có nên ở gần con hay không, đặc biệt nếu bé chưa đầy một tháng tuổi.

Ngoài ra trong những tháng đầu, tránh đưa trẻ đến nơi đông người và không để quá nhiều khách vào nhà.

T. Linh  
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Xem thêm