Chủ nhật, 28/04/2024 10:28
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Trẻ đi học trở lại cha mẹ làm gì để phòng ngừa, ứng phó khi không may bị mắc COVID-19. Chú ý ngay những điều này phụ huynh yên tâm cho con đến trường.

"Cần hướng dẫn các kỹ năng phòng bệnh"

Sau một thời gian phải học online do diễn biến dịch bệnh phức tạp, hiện nay nhiều địa phương đã mở cửa để đón học sinh đi học trở lại.

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng vì con chưa được tiêm vắc - xin. Vậy làm thế nào để phòng ngừa cho trẻ, cách ứng phó khi trẻ không may bị mắc COVID-19 là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh hiện nay.

Khuyen-cao01

Theo TS.BS. Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai trong thời điểm hiện nay, vào những giai đoạn trước khi dịch COVID-19 xảy ra, trẻ em rất dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa khi tham gia học tập.

Nguyên nhân gây ra là do thời tiết lạnh, ẩm, chênh lệch nhiệt độ các thời điểm trong ngày lớn, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc. Do vậy, các cháu đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có COVID - 19.

Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ, thầy cô giáo rất quan trọng khi hướng dẫn các cháu những biện pháp phòng chống nhiễm bệnh.

"Đặc biệt là sau khoảng thời gian dài các cháu sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh nên các kỹ năng phòng vệ cần phải được rèn luyện, nhắc nhở thường xuyên", TS.BS. Nguyễn Thành Nam nói.

Khuyen-cao08

Để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ trước khi trở lại trường học, TS.BS. Nguyễn Thành Nam khuyến cáo các bậc phụ huynh cần thực hiện ngay một số giải pháp sau:

- Tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế.

- Tăng cường sức đề kháng: dinh dưỡng, tập luyện, tránh thừa cân béo phì.

- Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính.

- Tránh nhiễm lạnh

- Đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập.

- Vệ sinh bàn tay.

- Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác.

- Hướng dẫn, tập luyện thường xuyên các biện pháp phòng chống.

- Hướng dẫn để rác thải đúng nơi quy định.

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ: Sốt, viêm hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ ... cần kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác khi chưa có kết quả xét nghiệm.

Khuyen-cao03

Chăm sóc, điều trị thế nào khi trẻ mắc COVID - 19?

TS.BS Nguyễn Thành Nam cho biết, khi trẻ bị mắc COVID - 19, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ trạng thái của trẻ về mặt tinh thần.

Những trẻ có thể điều trị ở nhà là trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.

Ngoài ra, gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ:

Gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ:

- Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường < 60 lần/phút

- Trẻ 2 tháng - 12 tháng nhịp thở bình thường < 50 lần/phút

- Trẻ > 12 tháng nhịp thở bình thường < 40 lần/phút

- Trẻ > 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút

- Trẻ > 12 tuổi theo các chỉ số tương tự người lớn.

Khuyen-cao05

Bên cạnh đó, TS. BS Nguyễn Thành Nam cho biết cha mẹ cần dự phòng một số loại thuốc sau trong gia đình.

+ Hạ sốt.

+ Bù nước điện giải.

+ Có thể bổ sung Vitamin tổng hợp.

+ Thuốc điều trị ngạt tắc mũi.

+ Thuốc ho.

Khi cần tư vấn, các cha mẹ có thể liên hệ các số điện thoại của các bệnh viện có khoa Nhi hoặc các cơ sở xử trí của từng phường/huyện để được tư vấn phù hợp.

Cần cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên cho trẻ tự uống ngoài những thuốc được khuyến cáo ở trên.

Khuyen-cao02
Hải Nam  
Tại sao có nhiều tiền nhưng không cảm thấy giàu có?
Cao huyết áp uống rượu ảnh hưởng như thế nào?
Mẹo giữ đồ có giá trị an toàn khi đi máy bay
Phương pháp giúp con tăng vốn từ vựng
Không nên ăn thịt gà nếu có những dấu hiệu này
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
Có gì trên chiếc thắt lưng đắt nhất thế giới giá 1,8 tỷ đồng?
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
Mất dữ liệu điện thoại vì cố dùng Wi-Fi
7 điều phải học thuộc lòng khi lái xe đường đèo đi chơi lễ
Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?
Xem thêm