Thứ ba, 08/07/2025 00:59     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 16/01/2015 18:56

Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị ngộ độc thức ăn khiến cha mẹ bối rối. Tuy nhiên theo các chuyên gia, trong trường hợp này cha mẹ phải bình tĩnh để xử lý nhanh giúp trẻ.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Triệu chứng đầu tiên

Các triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc: buồn nôn, nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày; đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài.

Thông thường, nếu do độc tố, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng. Nếu do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Sốt, đi ngoài phân nhầy máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân, viêm màng não...

tre-bi-ngo-doc-thuc-an-cha-me-nen-lam-gi-giadinhonline.vn 1

Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Cha mẹ nên làm gì?

Trả lời báo Lao Động, BS.CK II Nguyễn Thị Kim Thoa - Trưởng khoa Nội tổng quát 1 - BV Nhi Đồng I TP.HCM cho biết, nếu không được xử trí thích hợp, ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...

Trẻ bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ nên làm gì?

Gây nôn cho trẻ

Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay, không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để tống thức ăn ra ngoài. Gây nôn nhanh trong vòng một - hai phút. Nếu trẻ không nôn phải ngưng ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để rửa dạ dày.

Nghiêng đầu trẻ sang một bên

Khi bị nôn, nếu trẻ đang nằm, không nên dựng dậy ngay mà nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Khi gây nôn cho trẻ, cho trẻ nằm nghiêng để tránh thức ăn sặc lên mũi.

Bổ sung oresol

Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

tre-bi-ngo-doc-thuc-an-cha-me-nen-lam-gi-giadinhonline.vn 2

Nhưng cần nhớ nguyên tắc, pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nhiều trường hợp thấy con đi ngoài quá nhiều, lo sợ con mất nước, bố mẹ pha cốc oresol 200ml bắt con uống bằng hết khiến bé lại nôn vọt ra ngoài, không thể bù đắp nổi tình trạng thiếu nước.

Ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt

Ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc khoai tây, bí đỏ và một ít chuối xanh): Đây là những loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp em bé đi ngoài phân đặc hơn, tình trạng mất nước đỡ trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bé quá mệt, không muốn ăn thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Thậm chí cả ngày không ăn nhưng được bù đủ nước, bù điện giải, bé cũng không quá mệt. Nói như vậy để nhấn mạnh, khi trẻ bị đi ngoài vì ngộ độc thực phẩm, việc bù nước, bù điện giải là quan trọng nhất còn ăn uống chỉ là thứ yếu.

Không dùng thuốc cầm tiêu chảy

Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ khỏi.

Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm đi ngoài càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, đau bụng vô cùng khó chịu. Mọi thuốc cầm tiêu chảy phải có chỉ định bác sĩ bởi có thể làm cho bệnh nặng thêm.

Theo dõi nhiệt độ

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế

Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể ăn uống, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, đặc biệt khi trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, uống nước háo hức, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên hai ngày.

An Nguyên (Tổng hợp)

Tags:
Ngậm đồng xu trong miệng để nghịch, bé trai 9 tuổi nhập viện nguy kịch
Cứu sống sản phụ 20 tuổi bị biến chứng băng huyết muộn sau sinh nguy kịch
Có nên thay cả 4 lốp xe ô tô cùng lúc?
Quảng Ninh thông tin ban đầu về vụ việc 2 vợ chồng đuối nước tại phường Bình Khê
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
VCCA tổ chức triển lãm “Tái chất hoàn sinh - Vật chất tái sinh – Materia Renata”
3x3 HoopTopia 2025: Những cái tên xuất sắc nhất được vinh danh sau ngày tranh tài nảy lửa
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm vận hành Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
Phân khu Kim Ngân 2: Tâm điểm giao thương tại đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Cách điều trị bảo tồn suy thận mạn an toàn, hiệu quả
Tin lời bạn gái mạng, nam thanh niên khổ sở cảnh 'địa ngục' tại Campuchia
Khoa học bác bỏ 10 quan niệm truyền miệng từng khiến thai phụ khổ sở
'Thần đồng' Đỗ Nhật Nam ra sao sau 10 năm du học?
SHB FC Academy: Mùa hè ý nghĩa của con, mùa hạnh phúc của bố mẹ
Bia hơi Hà Nội tự hào thương hiệu quốc gia
Trúng ngay 100 triệu đồng tiền mặt với chương trình khuyến mại 'Chào hè rực rỡ' cùng bia Hà Nội
Top 5 lĩnh vực trọng điểm của KN Holdings, nhìn vào BĐS ai cũng bất ngờ
Petrolimex tiên phong triển khai hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu
Petrolimex và GEAPP phối hợp tổ chức Hội thảo kỹ thuật về chuyển dịch năng lượng
3 bí mật của phụ nữ 99% đàn ông kể cả bạn đời không hề hay biết
Xem thêm