Thứ hai, 29/04/2024 02:41
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 07/10/2021 19:00

Trẻ bị ngạt mũi, khó thở khi ngủ báo hiệu bệnh gì?

Trẻ em thường dễ mắc bệnh về bệnh đường hô hấp, đặc biệt là trẻ bị ngạt mũi khó thở khi ngủ. Để giúp con yêu có giấc ngủ ngon cha mẹ cần nắm rõ những điều dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi khó thở do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Tình trạng này là do dịch nhầy trong mũi trẻ được tiết ra quá nhiều khiến mũi bị ngẹt, không thể thở bình thường và tự nhiên được.

Empty

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi (Ảnh minh họa)

Bé ngạt mũi do cảm cúm

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non nớt nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây ra bệnh cảm cúm, cảm lạnh và triệu chứng đó là trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi.

Mũi trẻ bị khô gây ngạt

Bố mẹ cần đặc biệt chú ý với trường hợp cho bé nằm điều hòa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi của trẻ bị khô khiến chức năng làm sạch không khí khi hô hấp sẽ không được đảm bảo. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ nhỏ.

Thời tiết buối tối và sáng sớm hạ thấp càng khiến trẻ dễ nghẹt mũi về đêm hơn.

Có dị vật bên trong mũi

Một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là do có dị vật trong mũi trong quá trình trẻ vui chơi, nô đùa. Trường hợp này nếu không kịp thời phát hiện và có cách xử lý sẽ dẫn tới rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ra ngạt thở, chảy máu mũi, thậm chí là tính mạng của bé nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Bị dị ứng với môi trường xung quanh

Với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, mũi trẻ sẽ rất dễ tiết nhiều dịch, chất nhầy khi thời tiết đột ngột thay đổi, môi trường xung quanh có quá nhiều bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa… gây nên tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở kéo dài.

Empty

Ảnh minh họa

Khi viêm mũi dị ứng, ngoài 1 hoặc 2 lỗ mũi bị nghẹt gây khó thở, bé còn gặp những tình trạng như hắt hơi nhiều, chảy nước mũi và ngứa mắt.

Cách xử trí và khắc phục trẻ bị ngạt mũi, khó thở

Để giúp bé thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi khó chịu, mẹ cần lưu ý những vấn đề như sau:

Hút dịch và nhỏ mũi cho bé để tránh nghẹt mũi

Trước khi cho bé ngủ, nếu trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên, cha mẹ cần hút sạch dịch mũi cho các bé, để tránh tình trạng bé khò khè trong lúc ngủ, gây ngủ không ngon giấc. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ có thể sử dụng các loại nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để nhỏ vào, làm loãng dịch mũi và kết hợp massage nhẹ nhàng cả 2 bên mũi cho trẻ.

Empty

Ảnh minh họa

Sau đó đợi 1 lát, khoảng từ 30 giây 1 phút để cho nước muối sinh lý thấm vào làm loãng dịch trong hốc mũi của bé, mẹ hãy bắt đầu dùng bóng hút để hút đờm nhớt và dịch mũi ra ngoài.

Xông hơi cho trẻ

Cha mẹ có thể tiến hành xông hơi cho trẻ trước khi đi ngủ để bé cảm thấy thoải mái và có được giấc ngủ ngon hơn. Cách làm đơn giản, nhanh chóng nhất là mẹ sử dụng một chậu nước nóng, pha thêm vào từ 2 – 3 giọt tinh dầu rồi tiến hành xông hơi cho trẻ.

Những dịch đờm trong mũi và cổ họng của trẻ sẽ dễ dàng thoát ra ngoài nhờ trẻ được hít thở hơi nước nóng. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ bị nghẹt mũi về đêm. Lưu ý, mẹ không nên dùng nước quá nóng, tránh cho trẻ hít quá gần, quá lâu vì sẽ khiến trẻ bị ngộp.

Cho trẻ uống nước khi bị nghẹt mũi

Nếu trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, bé sẽ phải thở bằng miệng và điều này sẽ khiến cho trẻ dễ bị mất nước. Do vậy, trước khi đi ngủ, cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống một chút nước lọc, nước ép trái cây,… cho trẻ để hạn chế được tình trạng trên.

Tuy nhiên, mẹ chú ý không nên cho bé uống quá nhiều nước vì sẽ khiến bé hay đi tiểu vào ban đêm hoặc tè dầm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ chỉ nên cho bé uống 1 cốc nước nhỏ trước khi ngủ khoảng 1 giờ nhé. Cho trẻ uống nước trước khi ngủ sẽ giúp làm loãng đờm, tránh được tình trạng mất nước và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Kê cao gối và tiến hành day cánh mũi cho trẻ khi ngủ

Empty

Ảnh minh họa

Mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi về đêm, mẹ hãy kê gối của bé lên cao hơn thường ngày để giúp bé dễ thở. Đồng thời, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay để day day cánh mũi cho bé một vài lần trước khi ngủ, bảo đảm bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và từ đó sẽ ngủ ngon hơn.

Đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát

Không khí trong phòng của bé ở ảnh hưởng đến rất nhiều đến sức khỏe và cảm giác của trẻ. Mẹ cần chú ý giữ cho không khí trong phòng của bé sạch thoáng, vệ sinh các vị trí khuất trong nhà thường xuyên để tiêu diệt nấm mốc.

Nếu bé sử dụng điều hòa thì mẹ chú ý không nên để quá lạnh, nếu sử dụng quạt thì phải dùng số nhỏ, không được để quạt đứng yên một chỗ và quay thẳng vào mặt bé.

-> 6 bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em

Xem thêm: Làm việc nhiều quá có thể dẫn đến đột quỵ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm