Chủ nhật, 28/04/2024 21:18
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 12/09/2021 19:00

Trẻ béo phì đừng vội đổ lỗi cho cha mẹ

Bố mẹ có con thừa cân thường bị phán xét, chê trách về việc nuôi dạy con cái lười biếng và chế độ ăn nhiều chất béo. Nhưng thực chất, trẻ béo phì có thể do một gen đột biến.

Một nghiên cứu tại trường đại học Cambridge và Briston đã chỉ ra rằng, việc trẻ béo phì có thể là do mang gen đột biến, không phải là do chế độ ăn nhiều chất béo hay lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Tiến sĩ Miriam Stoppard cho biết: "Nghiên cứu tại các trường đại học Cambridge và Bristol đã phát hiện ra rằng, cứ 340 người thì có một người mang gen đột biến khiến trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường. Trọng lượng đó rơi vào khoảng 16,7kg khi 18 tuổi. Và phần cân nặng dư thừa đó phần lớn là chất béo”.

Một trong những gen này là MC4R, tạo ra một loại protein tác động lên não, giúp não nhận thức cơ thể đã tích trữ được bao nhiêu chất béo.

Khi gen MC4R không hoạt động bình thường, não sẽ nghĩ rằng cơ thể có lượng dự trữ chất béo thấp hơn mức bình thường, báo hiệu rằng chúng ta đang đói và cần ăn.

tre beo phi Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu gen MC4R ở 6.000 người sinh ra ở Bristol, Anh trong giai đoạn 1990 – 1991. Họ đặc biệt chú trọng đến việc đột biến gen MC4R ảnh hưởng thế nào đến trọng lượng và chất béo trong cơ thể của con người. Nghiên cứu này sau đó được mở rộng và kết quả là khoảng 200.000 người ở Anh có thể mang một lượng chất béo bổ sung đáng kể do đột biến trong MC4R.

Vấn đề là, nếu bạn thừa hưởng một đột biến MC4R, bạn sẽ cảm thấy tác động của nó ngay từ khi sinh ra. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ đó có thể thừa cân, thậm chí béo phì. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm cũng giúp thực hiện được các biện pháp phòng ngừa.

Giáo sư Sir Stephen O'Rahilly, từ Đại học Cambridge, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Cha mẹ của những đứa trẻ béo phì thường bị đổ lỗi cho việc nuôi dạy con kém và không phải tất cả trẻ em đều nhận được sự trợ giúp chuyên môn thích hợp.

Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tăng cân trong thời thơ ấu do rối loạn một gen không phải là hiếm. Điều này khuyến khích một cách tiếp cận nhân ái và hợp lý hơn đối với trẻ em và gia đình có trẻ thừa cân, bao gồm phân tích gen ở tất cả trẻ em béo phì nghiêm trọng”.

tre beo phi Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Với những trẻ em bị thừa cân do gen đột biến, việc điều chỉnh chế độ ăn ít chất béo là việc rất quan trọng. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải giúp trẻ xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và kết hợp với việc tập luyện thể thao để giữ căn nặng ở mức vừa phải.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tâm lý cho cả cha mẹ và con trẻ cũng cần được chú trọng hơn. Nhiều bố mẹ cho rằng con cái béo phì hay thừa cân cũng thường bị bắt nạt và chọc ghẹo, thậm chí kỳ thị ở trường học. Và đó là áp lực vô cùng lớn lên tâm trí trẻ thơ.

Do vậy, phụ huynh cần thay đổi càng sớm càng tốt trong tư duy chăm sóc con cái, nhất là với những trẻ thừa cân và có nguy cơ béo phì. Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu và giúp con tự tin hơn với vẻ ngoài của mình.

Về lâu dài, những nghiên cứu về đột biến gen MC4R có thể sẽ giúp tạo ra các loại thuốc khién trẻ em có thể khôi phục về cân nặng bình thường trong tương lai.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì

Thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Việc tnày cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của trẻ.

Không cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, thay vào đó có thể hấp, luộc, cho trẻ ăn ít gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, xúc xích, kem...

Để đảm bảo trẻ vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng nhưng ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô. Có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

Hãy hạn chế các loại sữa béo vì đó là một trong những thủ phạm gây ra chứng béo phì.

Tăng cường các bữa ăn chính cùng gia đình, hạn chế các bữa ăn vặt để trẻ quen dần với điều này.

Nước lọc, nước ép trái cây rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên bạn chỉ nên cho trẻ dùng nước ép trái cây một cách vừa phải vì nếu uống nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

Hạn chế không cho trẻ uống nước ngọt có ga và không ăn tối trước khi đi ngủ. Hạn chế cho trẻ đi ăn nhà hàng, thực phẩm đóng gói sẵn; gia đình không nên dự trữ đồ ăn vặt trong nhà.

-> Trẻ tăng nguy cơ béo phì trong mùa dịch, làm thế nào để phòng ngừa?

T. Linh (Theo Mirror)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm