Thứ năm, 18/04/2024 02:23
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 06/09/2023 16:00

TP. HCM ghi nhận hơn 71.000 ca đau mắt đỏ: Biện pháp nào phòng dịch hiệu quả?

Trong 8 tháng đầu năm, TP. HCM đã ghi nhận hơn 71.000 trường hợp bị đau mắt đỏ, tăng hàng chục ngàn ca so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo nhanh của các bệnh viện, trong 8 tháng qua, TP.HCM ghi nhận 71.740 trường hợp viêm kết mạc (đau mắt đỏ) đến thăm khám và điều trị. Khoảng 1/3 trong số đó là trẻ em ở tuổi đi học. Trong khi đó, 8 tháng đầu năm 2022, TPHCM chỉ có hơn 53.500 ca mắc bệnh trên.

Còn tại Bệnh viện Mắt TP.HCM, bác sĩ cũng ghi nhận một số trường hợp bị viêm kết - giác mạc (một dạng nặng của bệnh đau mắt đỏ), tuy nhiên chưa phổ biến.

kham-mat-bv-mat-1693913674767

Bệnh nhân khám mắt tại Bệnh viện Mắt TPHCM (Ảnh: BV)

Sở Y tế TP.HCM cho biết đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân khác nhau, đáng lo ngại nhất là do virus vì có thể lây lan trong cộng đồng.

Trước tình hình số ca đau mắt đỏ có dấu hiệu tăng, ngành y tế đã phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) để xác định chính xác tác nhân gây bệnh.

Cơ quan này cũng đã có văn bản gửi Sở GD&ĐT TP.HCM để chủ động tăng cường phát hiện, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh cách phát hiện và phòng bệnh đau mắt đỏ.

Theo Sở Y tế TP, năm 2013 ghi nhận số ca mắc đau mắt đỏ trên địa bàn cao nhất trong vòng 10 năm. Từ đó đến nay, các ca mắc vẫn được ghi nhận lẻ tẻ hàng năm.

Trong trường hợp đau mắt đỏ do virus Adeno, người bệnh có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính khó mở mí mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm… Khi đó, bệnh cũng dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp. Người bệnh nên nghỉ ở nhà từ 5-7 ngày, hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan cho người khác. Chỉ định nghỉ học hay nghỉ làm phải do bác sĩ quyết định.

dau-mat-do-hcdc-662

Khuyến cáo phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ (Nguồn: HCDC)

Theo khuyến cáo của các chuyên gia mắt và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), có nhiều biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng chống lây lan bệnh đau mắt đỏ do virus.

Cụ thể là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như; vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường;

Người dân cũng cần sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đau mắt đỏ; người bệnh, người nghi bị bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác.

Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

-->> Nguy cơ nhiễm trùng, mù lòa do tự chữa đau mắt đỏ tại nhà

Thúy Ngà  
4 bệnh truyền nhiễm lây lan do sóng nhiệt
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Chú rể nhập viện cấp cứu ngay trong ngày cưới
Người ăn nhanh và ăn chậm, ai khỏe hơn?
Tin lời 'ngậm vòng chữa viêm họng”, người phụ nữ nuốt luôn chiếc vòng đá
Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh
Dễ tức giận là dấu hiệu của bệnh gì?
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Bà ngoại hiến gan cứu sống cháu gái 2 tuổi
Giải pháp đối phó viêm thanh quản mạn tính từ thảo dược
Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Xem thêm