Chủ nhật, 14/04/2024 05:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 11/03/2022 14:00

Tiếp xúc F0 không lây bệnh: Có thực sự "miễn nhiễm" với Covid-19?

Với tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gần như ai cũng có thể mắc Covid-19 khi tiếp xúc với F0, song vẫn có những trường hợp liên tục tiếp xúc nhưng không bị lây nhiễm.

Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều nhiều biến chủng mới có tốc độ lây lan dịch nhanh chóng khiến ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều trường hợp tiếp xúc liên tục với F0, không tuân thủ đầy đủ 5K nhưng không mắc Covid-19.

Tiếp xúc rất gần F0 nhưng vẫn âm tính

Anh N.V.M (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tiếp xúc liên tục với F0 nhưng đến thời điểm hiện tại anh vẫn không mắc Covid-19. Cách đây 2 tháng, cơ quan anh M. có đến 50 - 60% nhân viên mắc Covid-19. Rất nhiều lần anh M. tiếp xúc không khẩu trang trước khi họ thông báo kết quả dương tính 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, anh M. vẫn may mắn âm tính với Covid-19.

Gần đây nhất, khi 4/5 thành viên trong gia đình anh M. đều trở thành F0 nhưng anh vẫn âm tính.

“Có những hôm đứa bé sốt đến 40 độ, tôi phải ngủ chung để canh chừng con. Với tâm lý mình cũng sẽ khó tránh khi cả nhà mắc Covid-19 nên tôi dường như không đeo khẩu trang khi chăm sóc gia đình. Tuy nhiên sau khi cả nhà khỏi bệnh, tôi vẫn “bình yên. Tôi ngạc nhiên khi tiếp xúc rất gần nhưng vẫn âm tính”, anh M. cho hay.

cv19

Nhiều người vẫn âm tính dù tiếp xúc rất gần F0 (Ảnh minh họa)

Gia đình chị L.T (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng mắc Covid-19 hầu hết trong đợt này. Đặc biệt, nhà có 4 - 5 người sinh hoạt trong không gian nhỏ khoảng 35 - 40m2 nên không có điều kiện cách ly từng người và tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch. Chị T. lại là người duy nhất trong nhà không mắc nên gần như mọi công việc đều do chị lo toan. Nhưng rất may, sau khi mọi người khỏi bệnh, chị cũng không bị lây nhiễm.

Tiếp xúc với F0 nhưng vẫn âm tính với Covid-19 không có nghĩa là “miễn nhiễm”

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, không có gì ngạc nhiên khi bạn không mắc bệnh dù môi trường xung quanh có nhiều nguy cơ.

Theo ông, nguyên nhân là hiệu quả của vaccine và tuân thủ tốt 5K. Việc lây nhiễm phụ thuộc vào mức độ (gần hay xa), thời gian, không gian tiếp xúc (thông thoáng hay phòng kín), người tiếp xúc có đeo khẩu trang hay không.

"Không phải cứ tiếp xúc F0 là sẽ bị nhiễm. Bản thân bạn chưa mắc bệnh là nhờ vaccine và 5K tốt, như vậy cần tiếp tục phát huy để bảo vệ bản thân, không nên có tâm lý chán nản hay chờ đến lượt mình mắc bệnh", PGS Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.

Tiến sĩ Bùi Lê Minh - Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho hay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc một người có xác nhận mắc bệnh hay mang virus hay không. Việc chúng ta có biểu hiện bệnh hay xét nghiệm dương tính là kết quả của cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus tại ngay các vị trí virus có thể xâm nhập trên đường hô hấp.

“Virus có thể coi là quân xâm lược, các tế bào có thụ thể ACE2 có thể coi là các đồn trú, các cứ điểm quân sự và những người lính bảo vệ thường trực tại các vị trí này (kháng thể, tế bào T và các tế bào miễn dịch khác) sẽ chiến đấu chống trả lại quân địch ngay khi có nguy cơ bị xâm lược. Vì thế nên kết quả của các đợt tấn công này sẽ phụ thuộc vào lượng virus có mặt, số cứ điểm bị tấn công và các thành phần của hệ miễn dịch có sẵn để chống lại virus.

Chỉ khi virus thắng được ở vòng ngoài thì cơ thể mới kích hoạt các phản ứng chống trả, bao gồm các phản ứng thể hiện thành triệu chứng như sốt, viêm… và huy động các thành phần của hệ miễn dịch từ những nơi khác tới điểm bị nhiễm virus, sản sinh thêm các thành phần như kháng thể mới từ các tế bào nhớ. Nếu virus tiếp tục thắng các trận tiếp theo, chúng sẽ nhân lên tới ngưỡng mà xét nghiệm có thể phát hiện ra được”, Tiến sĩ Bùi Lê Minh phân tích.

ad0

Những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài (Ảnh minh họa)

Theo Tiến sĩ Bùi Lê Minh những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. Còn tại sao virus chưa vượt qua được lớp bảo vệ này thì có thể có nhiều nguyên nhân như lượng virus xâm nhập mỗi lần chưa đủ lớn, cơ thể đang còn nhiều kháng thể, tế bào T bảo vệ trên các niêm mạc có thể tiếp xúc với virus, thụ thể của họ có khác biệt so với phần đông mọi người nên virus xâm nhập kém hiệu quả, hoặc chỉ đơn giản là họ đã bị nhiễm nhưng chưa từng biểu hiện ra triệu chứng nên đã không phát hiện được giai đoạn virus nhân lên trong cơ thể.

Điều quan trọng là các yếu tố này không cố định, ngay cả kháng thể có sẵn cũng bị phân hủy dần và mỗi lần tiếp xúc với F0 thì lượng virus xâm nhập cũng khác nhau nên không có gì đảm bảo là những người này sẽ “miễn nhiễm” với virus trong những lần tiếp xúc sau.

Hơn nữa virus luôn luôn biến đổi, các biến thể sau này sẽ càng ngày càng dễ “trốn” hệ miễn dịch hơn nên ngay cả với hàng rào bảo vệ tốt với biến thể cũ cũng có thể “sụp đổ” với biến thể mới.

-->> Ho kéo dài hậu Covid-19: Có phải đã tái nhiễm?

Thúy Ngà  
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Bà ngoại hiến gan cứu sống cháu gái 2 tuổi
Giải pháp đối phó viêm thanh quản mạn tính từ thảo dược
Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Cứu 'của quý' cho thợ nhôm bị máy cưa cắt gần đứt lìa
Vo gạo trước khi nấu có tốt không?
Rối loạn tiêu hóa do thói quen... ăn salad
6 lợi ích tuyệt vời của việc tập yoga cho nam giới trên 60 tuổi
6 thói quen hàng ngày giúp thận khỏe mạnh mà ít người quan tâm
Thực phẩm tuyệt đối không nên để ở cánh cửa tủ lạnh
Sử dụng chuột máy tính 30 giờ mỗi tuần gây 5 vấn đề nghiêm trọng ở cổ tay
Những sai lầm về dinh dưỡng cần tránh trong mùa hè
Lấy sán dây dài 10m từ cơ thể người đàn ông
Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con
Cách hết đau ngực, phục hồi nhanh sau nhồi máu cơ tim
Nguy cơ gây bệnh cho trẻ từ 3 món đồ nhà nào cũng có
Nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng khô vào ban đêm
Xem thêm