Tiêm vắc xin 5 trong 1 bị tiêu chảy phải làm sao?
Tiêm vắc xin 5 trong 1 bị tiêu chảy phải làm sao là thắc mắc của một số phụ huynh trước phản ứng sau khi tiêm. Khi gặp vấn đề này, bạn chớ quá lo lắng mà nên tìm hiểu kĩ xem đó có phải phản ứng do tiêm hay không?
Tiêm vắc xin 5 trong 1 bị tiêu chảy phải làm sao?
Tiêm vắc xin 5 trong 1 bị tiêu chảy phải làm sao? Liệu đây có phải là phản ứng bình thường của việc tiêm vắc xin không?...Đó luôn là những thắc mắc của nhiều phụ huynh trước và sau khi cho con tiêm phòng.
Tiêm vắc xin 5 trong 1 bị tiêu chảy phải làm sao?
Để trả lời câu hỏi này, các bậc phụ huynh cần hiểu được tác dụng và những phản ứng có thể xảy ra của việc tiêm vắc xin 5 trong 1.
Trước hết, vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin đã được đã được WHO kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như trước đây trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tiêm vắc xin chính là biện pháp kinh tế, hiệu quả cao để phòng nhiều bệnh nguy hiểm. Một số tai biến sau khi tiêm chưa hẳn là do vắc xin kém chất lượng mà có thể do thời điểm tiêm vắc xin đối với từng trường hợp cụ thể không thích hợp.
Vắc xin cũng là một loại thuốc nên cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá hoang mang vì những phản ứng nguy hiểm rất hiếm gặp.
Những phản ứng nguy hiểm thường chỉ xảy ra trong vòng 30 phút sau tiêm nên phụ huynh cần lưu lại thêm 30 phút tại điểm tiêm chủng để được theo dõi và xử lý kịp thời nếu trẻ xuất hiện tình trạng: nổi ban, mề đay, sưng môi, phù mắt, khó thở, mất tri giác. Sau thời gian 30 phút, phụ huynh cần theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ.
Trong thời gian này trẻ sẽ gặp những phản ứng thông thường: đau nơi tiêm, quấy khóc, biếng ăn, nổi ban, sốt nhẹ. Các phản ứng nặng rất hiếm gặp cần được can thiệp y tế gồm: sốt cao trên 39 độ C, khóc thét kéo dài, tím tái, khó thở, co gồng và các biểu hiện bất thường khác. Trong trường hợp này, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chăm sóc.
Nếu con bạn không gặp phải một trong những triệu chứng trên, có thể việc trẻ bị tiêu chảy là do nguyên nhân khác. Bạn nên đưa trẻ đến các viện nhi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn, điều trị hợp lý.
Những lưu ý trước khi cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1
Không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang sốt, trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi ...), trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức, trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma)...
Không nên tiêm phòng đối với những trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi..., nhất là những trẻ đang mắc bệnh thận mãn tính.
Phương Vũ