Thứ ba, 26/11/2024 12:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 28/06/2024 09:05

Thủy đậu trẻ em: Cách nhận biết và chăm sóc tại nhà

Bệnh thủy đậu ở trẻ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, sự phát triển của bé. Vì vậy, ba mẹ cần nhận biết và chăm sóc trẻ đúng cách.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm mùa xuân hè, do virus Varicella- Zoster (VZV) gây ra.

Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên phổ biến nhất ở trẻ dưới 10 tuổi. Bất kỳ đối tượng nào chưa có miễn dịch với thủy đậu hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin đều có khả năng lây nhiễm và mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu phổ biến ở trẻ nhỏ

Cách nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em tiến triển qua 4 thời kỳ khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà biểu hiện của bệnh có thể thay đổi, cụ thể như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn này, hầu hết bệnh nhân đều không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên việc nhận biết thường khó khăn. Thời gian này sẽ được xác định từ khi virus xâm nhập vào cơ thể đến khi phát bệnh, có thể kéo dài khoảng 10 - 14 ngày.

Thời kỳ khởi phát

Lúc này cơ thể bé bắt đầu có biểu hiện toàn thân đau nhức, mệt mỏi, nhức đầu. Một số trẻ có hiện tượng sốt nhẹ, nổi hạch ở các vị trí như sau tai, dưới cằm,… Trên da xuất hiện các nốt hồng ban, sau đó khoảng 24h sẽ tiến triển thành mụn nước.

Thời kỳ toàn phát

Đây là thời điểm bệnh thủy đậu ở trẻ xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng nhất:

- Toàn thân nổi nhiều nốt mụn nước hình tròn, ngứa ngáy.

- Nếu các nốt mụn nước bị vỡ có thể nhiễm trùng, lở loét, tạo mủ.

- Cơ thể đau nhức nhiều và đau đầu, chán ăn.

Thời kỳ hồi phục

Sau 7 - 10 ngày khi các nốt mụn nước vỡ ra sẽ có hiện tượng khô lại, đóng vảy và hồi phục dần. Phần da non hình thành có thể gây ngứa nhiều, do đó ba mẹ cần phải chú ý không để bé cào gãi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ biểu hiện đầu tiên bằng những dát đỏ trên da

Biến chứng của bệnh thủy đậu không nên xem thường

Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm trên hệ thần kinh, tim mạch, vận động và da liễu của trẻ nếu không được điều trị đúng cách. Những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh thủy đậu bao gồm:

- Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh chóng, khi virus từ các nốt phỏng rộp thủy đậu lan sang máu, dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng.

- Bội nhiễm thủy đậu: Đây là tình trạng các vùng da bị tổn thương nặng, lở loét nghiêm trọng, nguy cơ cao nhiễm trùng.

- Hội chứng Reye: Là một biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của não và gan, có thể gây sưng tấy ở gan và não cùng triệu chứng co giật, mất ý thức, nguy cơ cao tử vong.

- Biến chứng thần kinh trung ương: Gây ra tình trạng ức chế điều hòa tiểu não ở mức độ nhẹ, thậm chí diễn tiến viêm não, viêm màng não vô cùng nguy hiểm.

- Zona thần kinh: Là biến chứng của bệnh thủy đậu do VZV tái phát sau nhiều năm tạm thời khu trú trong cơ thể. Người mắc bệnh zona sẽ gặp các cơn đau dữ dội và có thể gây viêm dây thần kinh vận động, suy yếu cơ xung quanh vùng da phát ban.

Bệnh thủy đậu tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà

Trong điều trị thủy đậu hiện nay, ba mẹ cần kết hợp một số biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình cải thiện cho bé như sau:

- Cách ly trẻ, cho bé nghỉ học, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ hoặc đến nơi công cộng nhằm tránh lây lan bệnh.

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi.

- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân của trẻ như cốc, thìa, bát ăn, khăn,…

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

- Không cho trẻ cào gãi ở vị trí mụn nước để tránh tình trạng mụn nước vỡ làm lây ra những vùng da lành, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ưu tiên cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng như cháo, súp, tránh các loại đồ tanh, mặn hoặc cay nóng.

- Vệ sinh sạch sẽ không gian sống của trẻ, đảm bảo thông thoáng và nên có ánh sáng mặt trời chiếu vào.

- Bổ sung đủ nước cho trẻ, nên cho bé uống thêm nước ép từ các loại rau củ quả tươi để tăng cường sức đề kháng.

Người bị thủy đậu nên được cách ly để tránh lây truyền bệnh

Bộ đôi sản phẩm thảo dược Subạc giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Để cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, bên cạnh những lưu ý khi chăm sóc trẻ như trên, bạn nên tham khảo cho bé kết hợp sử dụng gel bôi Subạc từ thiên nhiên.

Đây là sản phẩm bôi ngoài da đầu tiên trên thị trường ứng dụng công nghệ nano hiện đại đề bào chế ra nano bạc, kết hợp với các thảo dược quý như: neem, chitosan, kẽm salicylate… Gel bôi Subạc có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, thích hợp dùng cho trẻ nhỏ kể cả trẻ sơ sinh, bôi được an toàn trong niêm mạc miệng. Gel Subạc còn ngăn ngừa nguy cơ các nốt thủy đậu để lại sẹo thâm khi khỏi.

Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về tác dụng của gel Subạc: Giúp làm sạch, sát khuẩn da, niêm mạc miệng. Giúp làm dịu da, giảm ngứa. Hạn chế vết thâm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.

Subạc là nhãn hàng uy tín vừa vinh dự nhận danh hiệu “Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia 2024”. Có được thành tựu này là nhờ sự tin dùng của hàng triệu người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước trong suốt 10 năm qua.

Gel Subạc giúp cải thiện bệnh thủy đậu


Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu hay sản phẩm gel Subạc - Hết sởi, thủy đậu, zona, sạch tay chân miệng, làn da mịn màng, bạn hãy liên hệ tổng đài 024.37757240 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Anh Thư  
Bảo Thanh Đường - Địa chỉ uy tín chữa tận gốc bệnh chàm eczema
Vượt hơn 400km tìm lại “vẻ đẹp bình thường” cho con gái 15 tuổi
Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?
Bảo Thanh Đường - Thuốc đặc trị chữa bệnh vẩy nến
Vì sao hút thuốc mỗi ngày vẫn sống 90 tuổi, người không hút lại ung thư phổi?
Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Xem thêm