Thứ tư, 15/05/2024 23:37
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Trở về sau chiến tranh với nhiều thương tích, ông Trần Đình Tân (SN 1949) trú tại xóm Hậu Thành, xã Tây Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) lạc quan, vượt khó để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa.

Hoàn thành nghĩa vụ, cựu chiến binh Trần Đình Tân về quê hương với nhiều vết thương chiến tranh và được xếp thương binh 3/4. Tuy nhiên không vì thế mà ông bi quan, ngược lại ông là người lạc quan, chỗ dựa cho con cháu, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Ông Tân kể, ông nhập ngũ vào năm 1968 khi mới 19 tuổi và được biên chế vào tiểu đoàn 164, sư đoàn 11 thuộc Bộ Tư lệnh quân khu Trị Thiên.

Nhập ngũ đúng thời điểm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông Tân và đồng đội đã tham gia rất nhiều trận chiến ác liệt, làm nên nhiều chiến công.

Sau 8 năm tham gia chiến dịch Campuchia, ông Tân được về quê với gia đình nhưng thấy đồng đội đang cần mình ông xin ở lại để tiếp tục chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị.

Tại đây, trải qua nhiều cuộc chiến ác liệt, tuy may mắn hơn nhiều đồng đội khi không phải nằm lại chiến trường nhưng ông đã vĩnh viễn mất đi chân phải, tai trái. Ngoài ra, mắt trái của ông cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

7b71b3fe023dc063992c

Thương binh Trần Đình Tân mãi không thể quên được giây phút sinh tử của trận đánh năm nào khi bồi hồi nhớ lại: "Hôm đó cũng như mọi ngày tôi cùng đồng đội mở cuộc tấn công ở Quảng Trị trong ròng rã 5 ngày đêm. Sáng ngày 12/71976 tôi bị mảnh vỡ máy bay cắt mất một chân phải và được đồng đội chuyển ra Hà Nội để điều trị.

Trung đội tôi có 32 người, nhưng qua đợt chiến đấu này đã hy sinh 8 người và bị thương rất nhiều. Thấy đồng đội ngã xuống ngay trước mặt, lúc đó tôi đã quyết tử xông lên, thật tiếc tôi đã bị thương và không thể chiến đấu tiếp.

Nếu lúc đó không mất đi chân phải thì tôi đã quyết xin được tiếp tục ra chiến trường. Nhưng thấy mình nay không lành lặn tôi quyết định về quê chăm sóc mẹ già. Thật khó diễn tả những khó khăn lúc đó, cứ mỗi lần trở trời, vết thương của tôi lại càng thêm đau, nhiều đêm tôi phải cắn răng chịu đựng".

Là người lính cụ Hồ, rời cây súng ông Tân đã quyết tâm xây dựng kinh tế gia đình nuôi con ăn học đầy đủ. Tuy có đến 10 người con nhưng tất cả con cái của ông nay đều đã lập nghiệp riêng.

Ông Tân tâm sự: “Là người lính tôi không bao giờ khuất phục trước khó khăn mà chỉ sợ thời gian và tuổi tác trôi nhanh quá khiến mình không kịp làm việc”.

Empty

Chia sẻ về người thương binh tận tụy với cuộc sống, hàng xóm ông Tân cho biết: "Ông Tân là người sống thân thiện với hàng xóm láng giềng, luôn học hỏi các mô hình kinh doanh để phát triển bản thân và xây dựng kinh tế gia đình. Mặc dù bị mất một chân do chiến tranh nhưng ông luôn tìm mọi cách thay đổi các hình thức kinh doanh để phù hợp với điều kiện khí hậu và nhu cầu vùng miền".

Ông Nguyễn Công Ngọ - Phó chủ tịch UBND xã Tây Thành cũng dành lời khen ngợi khi nói về ông Tân: "Với xã Tây Thành thì ông Tân là tấm gương để người dân trong xã noi theo, người có công với cách mạng lại góp phần phát triển kinh tế địa phương".

Bên cạnh phát triển kinh tế, ông Trần Đình Tân còn tham gia tích cực các phong trào liên xóm, liên xã và hội cựu chiến binh. Ngoài ra ông Tân còn chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình kinh doanh chăn nuôi của mình cho nhiều người dân trong xã, giúp bà con cùng phát triển kinh tế.

Những kinh nghiệm và lối sống được tôi rèn từ chiến trường đã giúp ông không bị khuất phục trước hoàn cảnh, luôn cố gắng đi lên để xây dựng hạnh phúc gia đình, một lòng hướng về tổ quốc.

Văn Thanh  
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Người nghèo mua Lamborghini
Cơ bụng
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Vì sao nhiều người thường quấn khăn ướt vào tay nắm khi sạc xe điện?
Chia tay mối tình 3 năm vì sợ con sau này... “nấm lùn”
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Tâm sự của cha ngày con tròn 18
Thư gửi con gái ngày sinh nhật
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Vì sao phụ nữ dễ ốm trong ngày
Xem thêm