Thứ năm, 21/03/2024 05:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 28/02/2023 10:31

Thực hư khoai lang trị táo bón, chữa ung thư

Khoai lang có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm nhưng không phải ai ăn khoai lang cũng tốt.

Ông Lư 75 tuổi sống một mình, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đã nhiều năm, ngoài việc dùng thuốc để kiểm soát bệnh tình, ông còn đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống.

Cách đây một thời gian, một người hàng xóm gửi cho ông Lư một ít khoai lang. Ông chỉ ăn khoai vào các bữa. Sau khi ăn được vài ngày, ông thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn cùng lúc nhưng không quá coi trọng, cho rằng do dạ dày không tốt. Không ngờ, theo thời gian, tình hình ngày càng nghiêm trọng, ông bắt đầu nôn ra bất cứ thứ gì ông ăn, kể cả nước uống.

Các con sau khi biết chuyện liền vội vàng đưa ông đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả chụp CT cho thấy đây là biểu hiện của tắc ruột kết hợp với sốc, cần phải phẫu thuật điều trị kịp thời.

Vì sao có người ăn khoai lang lại bị tắc ruột?

Nói một cách tương đối, chức năng đường tiêu hóa của người cao tuổi kém, thường xuyên ăn phải một số thức ăn khó tiêu như khoai lang sẽ khó tiêu hóa, rỗng ruột, sau khi tương tác với dịch tiêu hóa có thể hình thành sỏi trong dạ dày.

khoai lang Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Khi sỏi làm tắc lòng ruột lâu ngày sẽ khiến cho đường ruột bị vỡ ra như “ống nước”, nếu không can thiệp kịp thời dễ dẫn đến hoại tử, thủng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thực hư khoai lang hạ đường huyết, chữa táo bón, chống ung thư

Khoai lang có hạ đường huyết được không?

Một số nghiên cứu cho thấy sau khi uống chiết xuất vỏ trắng khoai lang, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã cải thiện độ nhạy insulin, giúp ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, nhiều người cho rằng khoai lang có thể hạ đường huyết sau khi đọc nghiên cứu này.

Tuy nhiên, chiết xuất khoai lang được sử dụng trong nghiên cứu không phải là khoai lang. Muốn đạt được liều lượng hiệu quả khi ăn khoai lang thì cần phải bổ sung nhiều, điều này trái với yêu cầu ăn khoai lang điều độ.

Nó thực chất chỉ là thức ăn tăng chậm, do chứa nhiều nước và chất xơ nên cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa, cũng có thể dùng cho bệnh nhân tăng đường huyết thích hợp, có tác dụng giảm bớt lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn.

khoai lang Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Khoai lang trị táo bón được không?

Zhang Zhiqian, phó trưởng khoa Hậu môn trực tràng của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Hạ Môn cho biết, ăn khoai lang đã nấu chín đúng cách, cellulose trong khoai lang có thể hấp thụ nước trong ruột và tăng lượng bài tiết, làm giảm táo bón ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, hàm lượng tinh bột trong khoai lang tương đối cao, ăn sống hoặc ăn nhiều dễ dẫn đến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

Khoai lang có thể tiêu diệt tế bào ung thư không?

Với thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang được mệnh danh là siêu thực phẩm mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát hoặc tránh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và giảm thị lực. Một số bằng chứng cho thấy khoai có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư.

Khoai lang chứa nhiều beta carotene có khả năng giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt vitamin A đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của các gốc tự do gây bệnh ung thư. Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn khoai lang có thể giúp phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh chống lại căn bệnh ung thư vú.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, mặc dù một số loại thực phẩm có ích, nhưng không một loại nào có thể tự ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn với nhiều loại rau củ quả giàu chất dinh dưỡng, như khoai lang, có thể hạn chế sự phát triển ung thư trong cơ thể.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

Kiểm soát mức tiêu thụ

Ăn quá nhiều khoai lang sẽ sinh ra nhiều khí trong ruột, dễ gây ra các triệu chứng như chướng bụng, nấc cụt.

Không ăn khi bụng đói

Ăn khoai lang khi bụng đói dễ gây ra triệu chứng ợ chua, đối với một số người bị loét dạ dày dễ kích thích tiết axit dịch vị gây khó chịu ở bụng.

Không ăn cùng quả hồng

Bản thân khoai lang là thực phẩm có hàm lượng đường cao, sau khi vào dạ dày dễ lên men làm tăng tiết axit dịch vị, thành phần tanin và pectin trong hồng sẽ phản ứng với khoai lang, tích tụ dễ hình thành bệnh dạ dày.

Người dạ dày kém nên ăn ít

Hàm lượng chất xơ không hòa tan trong khoai lang tương đối cao, đối với những người chức năng đường tiêu hóa kém ăn khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

-> Thực hư bỏ rau vào túi ni lông để tủ lạnh gây ung thư

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Sáng khỏe mạnh, chiều đổ bệnh vì nồm ẩm
Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – Mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam
Ngã xe xong về ngủ, thanh niên suýt mất mạng
Kích thước vòng eo tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Nhiều người thích ăn cơm nhão nhưng không hay biết nguy cơ ung thư
Lợi ích và cách thực hiện bài tập Kegel mỗi sáng giúp cải thiện sức khỏe
Vì sao về già ngủ ít và thức dậy sớm hơn?
Dùng điện thoại quá 6 tiếng mỗi tuần làm tăng 25% nguy cơ cao huyết áp
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Bé trai 2 tuổi mắc sùi mào gà
Bị u xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Béo phì có di truyền không?
Cảnh báo trẻ 'nghiện' điện thoại: Nguy cơ khôn lường, 20 tuổi thoái hoá khớp ngón tay
Không ăn tiết canh vẫn nhiễm liên cầu lợn do sai lầm dễ gặp
Dùng đường nâu hay đường trắng tốt hơn?
Bé gái 3 tuổi ăn nhầm thuốc giảm cân
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không còn nỗi lo phải mở ngực, cưa xương ức
Rộ tin nam sinh tử vong do tắm đêm: Bác sĩ nói gì?
Cách ông Khuê thoát khỏi cơn đau nhức lưng dai dẳng
Vinmec “sửa” trái tim to như người lớn cho bệnh nhi 3 tuổi
Xem thêm