Thông tin thi đại học 2014: Giảm 1/3 số lượng đại học công
Thông tin thi đại học 2014: Ông Trần Đức Cảnh cho rằng cần sát nhập một số trường công tại Việt Nam.
Mô hình ông Trần Đức Cảnh (thành viên sáng lập Trường ĐH Phan Châu Trinh, đồng thời là người có kinh nghiệm trong việc tuyển sinh cho trường đại học Havard - Mỹ) đề xuất trong 20 năm tới, về ĐH công sẽ có 15 trường thuộc nhóm 1 - ĐH nghiên cứu, 60 trường thuộc nhóm II, 40 trường nhóm II (ĐH 4 năm) và 80 trường CĐ nhóm IV (2 năm). Cụ thể:
Thông tin đại học 2014: Mô hình tổ chức đại học
Nhóm I: phân loại 15 ĐH công lớn ở các vùng trung tâm như Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh có tiềm năng cho nghiên cứu, và 8 ĐH ngoài công lập (NCL), bao gồm các ĐH quốc tế hay liên kết, làm nghiên cứu và cả hai công tác nghiên cứu và giảng dạy. Đầu tư vài trường ĐH trong số này ngang tầm với khu vực và quốc tế.
Nhóm II: gồm 120 ĐH công và NCL cấp vùng. Nhiệm vụ chính là giảng dạy đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nghề cấp vùng hay địa phương, hay chuẩn bị cho sinh viên bước học cao hơn. Các trường trong nhóm II chỉ nên đào tạo đến bậc thạc sĩ.
Nhóm III: gồm 105 ĐH công và NCL đào tạo bậc cử nhân (4 năm) về một hay nhiều lĩnh vực. Một số trường có thể kết hợp đào tạo bậc CĐ. Đây là loại trường nhỏ hơn, nhưng đa dạng và sinh động, đáp ứng nhu cầu học của các tầng lớp xã hội.
Nhóm IV: gồm 232 trường CĐ công và NCL rút ngắn phần lớn các chương trình từ 3 năm xuống còn 2 năm, trừ vài ngành đặc biệt, vừa thiết thực vừa tránh lẫn lộn chương trình 3 – 4 năm ĐH. Tập trung vào hai chức năng: Chương trình tương đương hai năm đầu cơ bản của đại học và đào tạo ngành nghề chuyên môn thích ứng với nhu cầu phát triển nhân lực của địa phương.
Trả lời trên vietnamnet, ông Trần Đức Cảnh cho rằng đề xuất gộp các trường công là nghiên cứu và lập kế hoạch sáp nhập phần lớn các trường công lập chuyên ngành thành trường đa ngành, tập trung nguồn lực và quản lý hiệu quả hơn so với sự phân tán hiện tại.
Do đó cần phải có kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ và quyết liệt, tổ chức thành một trường ĐH lớn đa ngành thật sự chứ không phân cấp theo như mô hình ĐH quốc gia. Đồng thời phải xây dựng một không gian và môi trường sống - học tập tốt, thông thoáng, do đó việc di dời số lớn các trường ra ngoại ô các trung tâm hiện nay là tất yếu.
Vấn đề tập hợp được hay không còn tùy thuộc vào các yếu tố nội tại, nhưng đề xuất là hợp lý: Những trường không có tầm university thì hãy chuyển thành school hoặc college.
Ông Trần Đức Cảnh
Những trường ĐH lớn đa ngành trong một không gian đủ lớn, cho phép sinh viên được học với những giảng viên đầu ngành của mọi lĩnh vực, mọi môn học, kể cả đó không phải là lĩnh vực chính mà sinh viên theo đuổi, chứ như hiện nay chúng ta đang bị phân tán nguồn lực, giảng viên giỏi của trường này không chạy sang trường khác giảng dạy được dẫn đến việc sinh viên không sử dụng được hết tiểm năng của người thầy và nguồn lực của trường.
Đây là vấn đề chính trị nội bộ phức tạp, không dễ dàng giải quyết trong thời gian ngắn nhưng đây cũng là quyền lợi của sinh viên, quyền lợi lâu dài của nhà nước về đầu tư tài chính vào hoạt động của trường.
Để trở thành một nước phát triển công nghệ và dịch vụ, đề xuất tỉ lệ có bằng CĐ, ĐH ở độ tuổi lao động trở lên tăng lên đến 21.8% trong 20 năm tới, chỉ ở mức trung bình so với các nước phát triển trên thế giới, và thấp hơn một nửa của Hàn Quốc hiện nay. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và để bảo đảm chất lượng đào tạo, con số trên theo tôi tương đối thực tế so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong 20 năm tới.
Giải thích cho đề xuất về thông tin ĐH 2014, giảm thời gian học ĐH xuống 2 năm, lợi ích của mạng lưới này giúp sinh viên có điều kiện học gần nhà, trước mắt giải quyết vấn đề kinh tế gia đình. Giải quyết chỗ học cho những sinh viên chưa chắc chắn muốn, hay có khả năng vào ĐH 4 năm ngay. Sinh viên học 2 năm đầu rồi chuyển (liên thông) lên ĐH, mà không phải mất thời gian.
Hệ cao đẳng chuyên môn đào tạo nghề thích hợp cho địa phương.Thêm nữa, việc này sẽ giúp giảm tải số lượng sinh viên dồn về các thành phố lớn.
Lược từ Vietnamnet