Thi đại học: Phụ huynh đặt đâu… con ngồi đó
Đây là một hiện trạng đáng lo ngại, bởi nó chứng tỏ thói cầu an và sự thiếu ý chí của giới trẻ hiện nay. Khi kinh tế đi lên, phụ huynh có điều kiện chăm sóc cho con cái tốt hơn, đương nhiên sẽ tạo cho thế hệ trẻ thói quen được chiều chuộng.
Thói quen đó kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến việc con cái coi chuyện cha mẹ phải định hướng cho mình, phải lo cho mình là điều đương nhiên.
Lý giải hiện trạng này không khó. Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng muốn con cái mình sau này có một cuộc sống an nhàn, công ăn việc làm ổn định, bởi đời mình đã quá vất vả, nên lo được cho con cái điều gì là nỗ lực hết mình.
Anh Nguyễn Văn Thư, chủ một cửa hàng photocopy tâm sự rằng, anh biết con mình học không khá lắm, nhưng vẫn muốn cháu được học hành cẩn thận để sau này đỡ phải lao động chân tay như cha mẹ.
Biết con mình học không khá lắm, nhưng vẫn muốn cháu được học hành cẩn thận để sau này đỡ phải lao động chân tay như cha mẹ.
Anh cũng nói thêm, may mắn là cháu biết nghe lời khi anh định hướng cho cháu thi vào hệ cao đẳng của một trường đại học có danh tiếng ở Hà Nội. Mà để tìm ra phương hướng đó, anh cũng đã phải vất vả hỏi hết người quen này, người thân khác. Khi hỏi tại sao anh không hỏi con mình xem thực tế cháu yêu thích ngành nghề nào, anh trả lời rằng muốn để cho cháu có thời gian tập trung học hành.
Hiện trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy. Đầu tiên, những con người trẻ ấy sẽ không có niềm đam mê với ngành nghề mình học. Việc họ học sẽ chỉ như đối phó, như để cho xong.
Tiếp đó, hiểu biết cũng như mong muốn của thế hệ trước, so với thực tế ngày hôm nay, có một độ chênh khá lớn, nếu phụ huynh không phải là người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực mà họ mong muốn con em sẽ dấn thân vào.
Hiểu biết cũng như mong muốn của thế hệ trước, so với thực tế ngày hôm nay, có một độ chênh khá lớn. (ảnh minh họa)
Anh Trần Quang Huy, chủ một cửa hàng cắt tóc gội đầu cho biết, do điều kiện kinh tế trước kia, anh chỉ học hết cấp 3 rồi đi làm. Do đó, anh dồn hết hy vọng vào cậu con trai cả. Anh chị không bắt con mình phải làm việc nhà, chỉ dồn sức vào để sau này trở thành một kiến trúc sư. Vì theo anh, đó là nghề không bao giờ lo không có việc làm, và đó là ước mơ thời trai trẻ của anh. Gánh nặng dồn lên vai con trai anh, đến mức tạo thành áp lực.
Về phía học sinh, do được tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông hơn trước, họ bắt đầu nhìn thế giới phía trước với con mắt hoài nghi và đôi lúc chán nản.
Khi chuyện chạy điểm, chạy trường, chạy việc làm luôn xuất hiện ngay cả trong những câu chuyện phiếm, thì tâm lý này là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Họ sẽ rất yên tâm khi theo học ngành mà phụ huynh đảm bảo được một công việc sau này.
Tâm lý thụ động đó, xét về mặt cá nhân, hoàn toàn không có gì sai trái. Vì con người luôn hướng tới sự an toàn. Khi đã có sẵn một chỗ làm ổn định, họ chẳng cần phải tìm một điều gì đó không chắc chắn. Song tâm lý đó lại là một trở ngại rất lớn trong việc phát triển xã hội.
Tất nhiên, vẫn có những thanh niên muốn tạo cho mình một con đường riêng. Lê Tuấn Anh, học sinh lớp 12 tâm sự: “Chỉ cần em có bằng đại học, gia đình em sẽ lo được cho em một công việc trong cơ quan Nhà nước. Nhưng em thích công nghệ, và sẽ thi vào đại học FPT. Em rất hâm mộ chú Trương Gia Bình, chú Trương Đình Anh. Các chú ấy nói được, làm được. Và em được biết, ở đó mình sẽ được học những kiến thức sau này có thể áp dụng vào thực tế, chứ không gặp tình trạng học xong đi làm lại phải vật lộn tìm hiểu công việc”.
Em được biết, ở đó mình sẽ được học những kiến thức sau này có thể áp dụng vào thực tế.
Cứ cho rằng ước muốn của Lê Tuấn Anh khởi đầu từ sự hâm mộ thần tượng, nhưng đó hiển nhiên là điều đáng quý. Khi bản thân mỗi con người đều có đam mê, lúc đó công việc sẽ không còn nặng nề, không chỉ là việc kiếm sống qua ngày, mà nó hẳn nhiên là một lý tưởng.
Sự đam mê ấy sẽ giúp con người vượt qua được những trở ngại, những khó khăn do công việc mang đến. Thậm chí, họ còn cảm thấy tràn trề sinh lực khi phải đối phó với những khó khăn, bởi lúc đó họ có cảm giác chinh phục. Tất nhiên, cảm giác đó, những người trẻ thích an nhàn và thụ động hoàn toàn không thể có được.
Trong thực tế cuộc sống, những người thành công luôn là những người dám đi trên con đường riêng của mình, thậm chí đi ngược lại con đường số đông đã đi. Dù con đường đó rất gập ghềnh, tỷ lệ thành công là rất thấp, nhưng khi phải đối diện với khó khăn, nội lực của con người mới được bùng phát, tạo thành một sức mạnh.
Tất nhiên, ở một chiều hướng khác, nếu người trẻ tiếp bước cha anh trong ngành nghề mà người đi trước đã rất thành thục, thì lại có điều kiện để phát triển. Lợi thế này chỉ có một nhược điểm duy nhất là người đi sau luôn bị so sánh với người đi trước, đôi khi gây ra áp lực không dễ vượt qua.
Việc phụ huynh định hướng cho con em mình một cách gắt gao, sẽ kìm hãm sự phát triển nội tại của thế hệ trẻ. Hãy chỉ gợi cho con em mình những gì mình thấy đúng, thấy hợp lý, và để thế hệ sau đi bằng chính đôi chân của mình. Có như thế, sau này, họ mới có thể vững vàng trên đường đời, mà không cần đến bất cứ một chỗ dựa nào.
Khóa học 2014- Đại học FPT sẽ tuyển sinh ngày 10.8.2014 Đại học FPT là một trường Đại học duy nhất tại Việt Nam do tập đoàn FPT - một tập đoàn kinh tế hùng mạnh với hơn 17.000 nhân viên thành lập. Đồng thời, đây cũng là trường Đại học duy nhất của Việt Nam đạt tiêu chuẩn 5 sao QS Stars cho chất lượng đào tạo. Các điểm hấp dẫn nhất của Đại học FPT: - 98% sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường; - Mức lương khởi điểm trung bình của Sinh viên Đại học FPT: 8,3 triệu đồng/tháng; - Môi trường học tập hiện đại, với quy mô lớp học chỉ 30 sinh viên/lớp; - Chương trình học hiện đại, luôn được cập nhật và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ: 1900 6014; Website: www.tuyensinh.fpt.edu.vn; |
Anh Thư