Thứ ba, 23/04/2024 23:17
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 29/07/2022 19:21

Thanh niên cắt bao quy đầu được không, cần chú ý điều gì?

Nhiều người cho rằng cắt bao quy đầu cần thực hiện khi còn nhỏ và với suy nghĩ đó nhiều người đã gặp khó khi trưởng thành với chuyện tế nhị.

Năm nay 24 tuổi, anh M. thường xuyên bị ngứa ngáy ở cậu nhỏ. Vào mùa hè, mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi có mùi khó chịu khiến anh ngại ngần mỗi lần đi chơi cùng bạn gái.

Cũng vì lý do đó mà dù bạn gái khá cởi mở trong mối quan hệ của cả hai anh vẫn chưa dám tiến tới chuyện đó. Một phần vì mặc cảm, một phần vì cảm giác đau đớn từ cậu nhỏ.

Đến khám bác sĩ, anh được bác sĩ chỉ định cắt bao quy đầu và sau khi thực hiện, cuộc sống của anh như bước sang một trang mới.

Đáng chú ý, trường hợp như anh M. không phải hiếm nhưng nhiều người vì ngại ngần không dám chia sẻ hay tìm hiểu.

anh-bac-si

BSCK I Phan Văn Thắng tư vấn cho bệnh nhân

BSCK I Phan Văn Thắng - Nguyên Trưởng khoa Ngoại – Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình - Nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Thận – Tiết niệu Việt Nam, hiện đang công tác ở Bệnh viện An Việt cho biết, rất nhiều nam giới ở độ tuổi trưởng thành vẫn cần cắt bao quy đầu. Nhiều người bị viêm nhiễm, đau đớn ảnh hưởng tới cuộc sống và cả trong đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, vì tâm lý ngại ngần mà không ít người chỉ tới gặp bác sĩ khi không thể chịu đựng được nữa.

Với nam giới, có những trường hợp bắt buộc cần phải cắt bao quy đầu là khi bị hẹp bao quy đầu hoàn toàn hay bao quy đầu bị dính. Còn với những trường hợp hẹp bao quy đầu không hoàn toàn thì có thể trao đổi với bác sĩ trước khi có thể thực hiện cắt.

Cat bao quy dau

Cắt bao quy đầu là thủ thuật đơn giản chỉ mất khoảng 15 - 30 phút để thực hiện (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Thắng, hiện cắt bao quy đầu vẫn có hai phương pháp là xẻ vạt bao quy đầu và cắt vành khăn. Với sự tiên tiến của y học, giờ có sự hỗ trợ của máy lazer hay máy bấm giúp việc này dễ dàng hơn chỉ từ 15 - 30 phút tùy phương pháp.

Nam giới khi cần phải cắt bao quy đầu cần dẹp bỏ sự tự ti để tới gặp bác sĩ. Việc cắt bao quy đầu sẽ giúp tránh được nhiều biến chứng nhưng cần chọn đúng bác sĩ chuyên khoa và các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tránh tiền mất tật mang.

Bệnh nhân sau khi cắt bao quy đầu cần dùng thuốc, thay băng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý vấn đề đi vệ sinh để nước tiểu không dây vào băng tránh viêm nhiễm.

Sau khi cắt bao quy đầu cũng có thể ăn uống bình thường. Trong 24h đầu tiên sau khi cắt có thể có nguy cơ chảy máu ít nhưng không cần quá lo lắng và cũng rất dễ xử lý.

Đặc biệt nên lưu ý nguy cơ nhiễm trùng vết mổ do vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu, đặc biệt là trường hợp để nước tiểu dính vào băng.

P.V  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm