Thứ hai, 20/05/2024 03:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 14/07/2022 19:45

Thanh Hóa quyết truy đến cùng để tháo “điểm nghẽn” cơ chế

HĐND tỉnh Thanh Hóa đã dành trọn 1 ngày (trong tổng số 2,5 ngày) tại kỳ họp thứ 7 để thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận, qua đó tháo gỡ nhiều “điểm nghẽn” cơ chế, khơi thông dòng chảy để phát triển.

HD2

Hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII đã có nhiều đổi mới

Quan sát kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII có thể thấy, hoạt động thảo luận, chất vấn có nhiều đổi mới theo hướng tập trung phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế; đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với các thành tích, kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, đa số các đại biểu chỉ tập trung phân tích, làm rõ thêm nhằm đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.

Ngay trong bài phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng đã quán triệt tinh thần không được bằng lòng, thỏa mãn với thành tựu đạt được. Các đại biểu cần thể hiện trách nhiệm với nhân dân, với cử tri, phát huy tối đa trí tuệ tập thể để thảo luận, cho ý kiến vào nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm. Chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, chủ yếu, thứ yếu và rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành.

A Hung

Ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các đại biểu tập trung phát huy tối đa trí tuệ tập thể để thảo luận, cho ý kiến vào nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm

“Nóng” vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng

Một trong hai vấn đề được các đại biểu và cử tri quan tâm đã được HĐND tỉnh Thanh Hóa lựa chọn chất vấn đó là thu hồi các dự án vi phạm luật Đất đai, gây lãng phí nguồn lực tài nguyên. Nhiều nhà đầu tư bỏ hoang dự án, trong khi có những nhà đầu tư có năng lực, có nhu cầu thật sự lại thiếu đất, thiếu mặt bằng để sản xuất kinh doanh. Đây là hiện tượng đã diễn ra nhiều năm, phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân do “lịch sử” để lại và những bất cập về chính sách vĩ mô.

Trước vấn đề này, các đại biểu đã thẳng thắn chất vấn lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa bằng nhiều câu hỏi gây “nóng” nghị trường như vì sao vẫn còn hơn 100 dự án vi phạm Luật đất đai chưa bị thu hồi, có hay không tình trạng nhà đầu tư “xin” dự án xong rồi chuyển nhượng để hưởng lợi?

Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng các dự án có sử dụng đất của doanh nghiệp kéo dài, gây tốn kém chi phí, làm nhụt ý chí của nhà đầu tư được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận, chất vấn.

Là đại biểu đại diện cho khối doanh nghiệp, ông Cao Tiến Đoan - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đặt vấn đề: Đối với các dự án thuộc diện nhà nước thu hồi đất, nếu việc giải phóng mặt bằng chậm thì lỗi thuộc về ai? Những dự án chậm tiến độ như thế nếu bị thu hồi thì có oan cho doanh nghiệp không? Những thiệt hại mà doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chịu liệu có được bồi thường?

Ông Đoan dẫn chứng việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp do UBND tỉnh cấp, doanh nghiệp làm đúng theo quyết định nhưng cơ quan thanh tra kết luận sai, hậu quả doanh nghiệp lại phải chịu.

Theo người đứng đầu Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa, cần phải làm rõ, xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể nếu công tác giải phóng mặt bằng chậm.

a Doan

Đại biểu Cao Tiến Đoan - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh 3 lần chất vấn UBND tỉnh để làm rõ vấn đề liên quan đến GPMB, thu hồi dự án

Trả lời chất vấn của đại biểu Đoan, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa lý giải: Nếu dự án thuộc diện nhà nước thu hồi đất thì UBND tỉnh có trách nhiệm, chỉ đạo rất nghiêm, cam kết xử lý, kể cả cưỡng chế còn nếu là dự án doanh nghiệp thỏa thuận đền bù với dân thì doanh nghiệp có trách nhiệm, chính quyền tỉnh cũng sẽ có chỉ đạo hỗ trợ.

Theo ông Giang, vấn đề trên đã được quy định rõ trong Luật Đất đai hiện hành. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chia sẻ với những khó khăn mà các nhà đầu tư có sử dụng đất đang gặp phải, nhất là đối với các dự án thuộc diện doanh nghiệp tự thỏa thuận đền bù với người dân.

“Việc GPMB, thu hồi đất phải phù hợp với nhiều quy định, quy hoạch và phải phù hợp với phong tục, quyền lợi của người dân. Chẳng hạn, cùng một thửa ruộng nhưng nếu diện thỏa thuận thì đền bù 200 triệu nhưng cùng diện tích đó, cùng tính chất nhưng diện nhà nước thu hồi đất chỉ có 60 triệu đồng. Đó là điểm nghẽn của Luật Đất đai, là cái khó hiện nay” – ông Giang nói.

Ông Giang cũng khẳng định là nếu có tình trạng chậm do GPMB thì sẽ kiểm điểm, xử lý đến nơi đến chốn. Đồng thời đề nghị ông Đoan, với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân yên tâm sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo tỉnh luôn hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp.

a Giang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Đức Giang phân tích một số "điểm nghẽn" về chính sách đất đai trong phần trả lời chất vấn.

Trao đổi bên lề kỳ họp, đại biểu Cao Tiến Đoan cho biết, hoạt động chất vấn, thảo luận tại kỳ họp lần này có nhiều đổi mới. Đại biểu hỏi thẳng thắn, trách nhiệm với tinh thần xây dựng; đề xuất giải pháp cụ thể; kiến nghị đúng trọng tâm, trọng điểm các vấn đề mà cử tri quan tâm. Người trả lời chất vấn không né tránh, không ngại các vấn đề được cho là “nhạy cảm” với tinh thần cầu thị, lắng nghe, cùng đồng hành phát triển.

Theo ông Đoan, tinh thần đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng thảo luận, chất vấn cần tiếp tục được duy trì tại các kỳ họp tới.

Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Trong phần giải trình, tiếp thu các ý kiến của đại biểu và cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Đỗ Minh Tuấn tiếp tục nhắc lại công tác GPMB và cải cách hành chính liên quan đến hỗ trợ nhà đầu tư. Ông Tuấn cam kết sau kỳ họp UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung công tác GPMB nhanh và kịp thời hơn, để tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án.

Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính, ông Tuấn bày tỏ quan điểm không chấp nhận cán bộ, cơ quan, đơn vị gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình làm các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đầu tư các dự án.

“Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 40 cán bộ công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật, và hàng trăm cán bộ, viên chức bị kiểm điểm. Thời gian qua cũng đã phát hiện một trường hợp tham mưu sai, ký sai. Thời gian tới, nếu phát hiện trường hợp nào nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì nhất quyết phải xử lý nghiêm, thậm chí là phải bồi thường cho doanh nghiệp nếu gây tổn thất”, ông Tuấn nói.

a Tuan

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Đỗ Minh Tuấn cho biết nếu phát hiện trường hợp nào nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp thi xử lý nghiêm, thậm chí là phải bồi thường cho doanh nghiệp nếu gây tổn thất

Phát biểu bế mạc kỳ họp, ông Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, chủ tọa kỳ họp, đánh giá cao các chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2022. Cũng theo ông Hưng, trong kỳ họp, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa và các ngành đã trả lời đầy đủ, đúng trọng tâm các ý kiến, kiến nghị của đại biểu và cử tri gửi đến kỳ họp.

Ông Hưng nhấn mạnh: “Mục tiêu năm 2022 phải hoàn thành vượt mức tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách từ 40.000 - 50.000 tỉ đồng và cả năm thành lập 3.500 doanh nghiệp, nên công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Thanh Hóa là vấn đề then chốt. HĐND tỉnh yêu cầu sau kỳ họp này, UBND tỉnh Thanh Hóa, các ban, ngành trong tỉnh phải tập trung chỉ đạo, điều hành, sáng tạo với tình hình mới để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Sớm hiện thực hóa các nghị quyết mà HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua”.

Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII đã thông qua 52 nghị quyết ở hầu khắp các lĩnh vực. Đây được xem là con số “kỷ lục” về số lượng nghị quyết được thông qua tại một kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa. Qua đó góp phần tháo gỡ những “nút thắt”, “rào cản”, khơi thông dòng chảy để phát triển. Nếu tính cả kỳ họp thứ 8 - kỳ họp chuyên đề diễn ra chiều 13/7, ngay sau khi kỳ họp thứ 7 kết thúc, trong 1 ngày, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã xem xét, thông qua 58 nghị quyết.

Quang Duy  
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm