Thứ tư, 15/05/2024 18:17
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 15/02/2021 11:30

Thắm đượm hương xưa trong không khí Tết Sài Gòn

Không cầu kỳ như người Hà Nội, không kiểu cách như người Huế, người Sài Gòn ăn Tết rất đơn giản nhưng không có nghĩa là “nhạt”, như nhiều người thường nghĩ. Tết của người Sài Gòn có thể ví von như một cô gái xinh đẹp rũ bỏ lớp phấn son để mặt mộc vào ngày cuối tuần, đẹp đằm thắm, dịu dàng nhưng không kém phần mặn mà khiến người khác phải xốn xang…

Mặc dù sống ở Sài Gòn đã lâu nhưng hiếm có dịp tôi ở lại Sài Gòn trong những dịp giáp Tết. Bởi, với dân “nhập cư” như chúng tôi, Tết là dịp tốt nhất để đoàn tụ gia đình, là cơ hội để ngả vào lòng quê mẹ để tận hưởng những hương vị ngọt ngào… sau bao ngày vất vả mưu sinh nơi xứ người.

Mấy năm gần đây, công việc và gia đình buộc tôi phải ở thành phố hoa mai này trong những ngày giáp Tết. Và có gắn với hòn ngọc Viễn Đông trong những ngày vui này tôi mới chợt nhận ra cái Tết ở chốn phồn hoa này không phải cái Tết “nhạt” như nhiều người thường nghĩ. Tết ở Sài Gòn vẫn còn đượm thắm những hương xưa với bao điều bất ngờ.

Empty

Lạ lẫm chuyện lễ đầu năm

Tết là dịp để mọi người quây quần chung nhau chén rượu, chung trà, là dịp để mọi người hướng về ông bà tổ tiên, vọng về các đấng siêu nhiên để mong mình sẽ được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong năm.

Vì vậy, cũng như người dân ở bao miền khác, người Sài Gòn có tục lễ chùa cầu may đầu năm. Họ tin rằng việc đi lễ chùa đầu năm sẽ giúp mình và người “vạn sự hanh thông”, “toàn gia bình an” trong năm mới. Và trong không gian thanh tịnh của chốn thiền môn, mọi ưu phiền của năm cũ sẽ được gột rửa, khiến lòng người thanh thản hơn.

Cách đi lễ chùa ngày Tết của người Sài Gòn dễ khiến những ai thích sự bài bản, lớp lang trong việc lễ bái sẽ phật lòng vì nó không mấy cầu kỳ. Người Sài Gòn tin rằng chỉ cần đến chùa với tấm lòng thành thì mọi nguyện cầu đều thành hiện thực. Người Sài Gòn hay chọn thời khắc giao thừa để viếng chùa, lễ Phật… Đó là thời khắc mà họ tin rằng linh thiêng nhất trong năm. Người ta chen nhau để thắp nhang, rồng rắn xếp hàng chờ dưới tháp đại hồng chung để mong được gióng một hồi chuông may mắn…

Empty

Người Sài Gòn, đặc biệt là người Hoa Chợ Lớn, có lệ tiến hương cầu an đầu năm. Không khó để bắt gặp những vòng nhang to đùng được các thiện nam, tín nữ treo kín cả khoảng sân bên trong các khu tiền điện các hội quán, miếu điện… kèm theo những tờ giấy màu đỏ viết đầy tên tuổi và lời cầu nguyện. Người ta tin rằng làm vậy mình sẽ gặp nhiều may mắn, bình an trong năm mới.

Cách xin “lộc” của người Sài Gòn cũng có phần khác lạ. Họ hay mua những nhánh “lá ngọc, cành vàng” để cầu lộc. Họ tin rằng mua những “lộc trời” đó đem về nhà thì năm đó tiền bạc sẽ đổ vào nhà ào ào. Nhưng, “tục lệ” khác lạ nhất của người Sài Gòn là… “mua” lửa đầu năm. Ai cũng muốn rước “thần may mắn” về nhà trên… cây nhang. Họ chọn mua những cây nhang xốp của người Hoa Chợ Lớn dài hơn cả thước để xin lửa thánh ban, Phật cho đem về nhà. Họ tin với cái “đỏ” mà các đấng siêu nhiên đã ban tặng, sự hưng thịnh sẽ đến với mình cùng người thân. Ngắm nhìn những đôi nam nữ đèo nhau với cây nhang to đùng trên tay sẽ khiến những người “khách lạ” như tôi, như bạn không khỏi xốn xang. Có cái gì đó rất thi vị mà rất khó diễn tả…

Hào phóng mâm cỗ Tết

Cũng như người dân các vùng miền khác, cứ mỗi dịp Tết đến, người Sài Gòn bất kể giàu hay nghèo đều chuẩn bị vài “món ngon, vật lạ” để đãi khách quý đến chơi nhà. Nếu người Hà thành luôn cầu kỳ với lệ bốn bát, sáu đĩa thì người Sài Gòn xem rất “thoáng” trong việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống để đãi khách ngày Tết.

Đồ ngọt thì có các loại bánh trái, mứt me, mứt bí, mứt gừng, mứt dừa... Đồ mặn thì mỗi nhà mỗi cảnh. Với dân khoái nhậu, không có gì tuyệt vời hơn là chuẩn bị sẵn một mớ khô cá lóc, khô cá sặc rằn, khô cá khoai... cùng ít rượu ngon để lai rai cùng phường nhậu của mình. Các món cá cơm chiên giòn, mực tẩm, khô bò, cơm cháy chà bông… cũng được nhiều bà “nội tướng” mua sẵn để khi cần có thể “hô biến” đãi khách, khỏi phải mất công nấu nướng cho lích kích.

Nhưng gì thì gì trong nhà người Sài Gòn cũng không thể thiếu món thịt kho Tàu. Nếu người Tràng An thích nấu một nồi măng với giò để ăn Tết thì người Sài Gòn kiểu gì “ngày Ba mươi Tết” cũng có nồi thịt kho trong nhà. Món này nấu không khó, nhưng nấu ngon thì không đơn giản chút nào. Miếng thịt yêu cần phải mềm mà không nát, trứng vịt sậm màu cánh gián chứ không được thâm đen, nước thịt không đặc váng mỡ mà phải vàng trong…

Người Sài Gòn có lệ thờ dưa để “bói” hên xui. Ngày đầu xuân, hạ trái dưa trên bàn thờ tổ tiên bổ làm đôi mà thấy rực toát một màu đỏ có nghĩa là năm ấy làmăn hanh thông, gặp nhiều may mắn. Những miếng dưa rực đỏ ấy được cắt miếng nhỏ để ăn cùng với cơm trắng. Nó không chỉ làm dịu cơn khát mà còn trị được chứng ngán thịt mỡ của những ngày Tết.

Trong ba ngày Tết, nhà nào cũng chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà để tỏ lòng thành kính. Ngoài những món không thể thiếu như tô canh khổ qua nhồi thịt, đĩa thịt kho Tàu, giò chả…, mâm cỗ ngày Tết của người Sài Gòn còn có món gà luộc, có ngậm cọng hành trên miệng.

-> Nguồn gốc ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết

Tấn Anh  
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành tuyên truyền an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách
Hơn 130 phụ huynh Hải Phòng được tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 75 tuổi bị u tiền liệt tuyến
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024
Xem thêm