Thứ ba, 23/04/2024 07:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 18/11/2022 06:46

Thai quá ngày dự sinh nguy hiểm thế nào, hướng xử lý cho mẹ bầu

Mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu nào cũng mong ngóng được gặp con. Tuy nhiên, không phải ai cũng được suôn sẻ gặp bé yêu đúng lịch.

Chị Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) cho biết, chị mang thai được 41 tuần 2 ngày nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến chị vô cùng lo lắng.

“Lần đầu mang thai nên tôi khá bối rối, mặc dù đã hỏi kinh nghiệm của các mẹ bầu đi trước nhưng tôi vẫn rất hoang mang và lo lắng khi con yêu vẫn chưa chịu chào đời”, chị Hoa tâm sự.

Chia sẻ về trường hợp này, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay, chị Hoa thuộc tuýp thai phụ quá ngày dự sinh.

“Thông thường thời gian nghén bình thường là 9 tháng 10 ngày tức là tổng số khoảng 285 ngày. Thai vượt quá 40 tuần thì gọi là thai quá ngày sinh. Nếu vượt quá tuần 42 (ngày thứ 294) thì thai bị già tháng”, bác sĩ Thành cho hay.

Empty

Thai vượt quá 40 tuần thì gọi là thai quá ngày sinh (Ảnh minh họa)

Thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Thành, thai nhi là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên và lớn nhất nếu quá ngày dự sinh mà vẫn chưa được chào đời, cụ thể:

- Thai có nguy cơ nuốt phải phân su có lẫn trong nước ối do dịch ối giảm, lượng phân su nhiều, sau khi sinh sẽ dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Nguy hiểm hơn, nuốt phải phân su này còn có thể gây biến chứng hô hấp cho trẻ sơ sinh đe dọa đến tính mạng của trẻ.

- Nguy cơ suy thai: Không phải thai nằm trong bụng mẹ lâu hơn thì khả năng phát triển tốt hơn mà bắt đầu quá ngày sinh, nước ối cạn dần, dây rốn bị chèn ép dễ khiến trẻ bị thiếu oxy, nhịp tim bất thường, gây suy thai hoặc nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng của trẻ.

- Nguy cơ thai chết lưu: Thời gian quá ngày dự sinh càng lâu mà thai vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng ở trẻ sau sinh kém, da nhăn nheo, thậm chí là thai chết lưu càng cao.

thai qua ngay du sinh (3)

Bác sĩ Thành thăm khám cho sản phụ

Không chỉ nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh mà mẹ bầu mang thai quá ngày sinh cũng bị ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp:

- Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn: Do ảnh hưởng của thai đến sức đề kháng, thai phụ sinh quá ngày có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với thai phụ sinh đúng ngày. Nhiễm trùng trong quá trình sinh rất nguy hiểm, nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.

- Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh: Do thai lớn, chèn ép vào các mạch máu và cơ quan cũng như nguy cơ phải mổ đẻ cao, thai phụ phải đối mặt với nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn. Mất quá nhiều máu cần thời gian dài để cơ thể mẹ tái tạo lại máu, phục hồi sức khỏe.

- Tăng nguy cơ phải mổ đẻ: Quá ngày sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ bác sĩ có thể phải dùng biện pháp kích thích chuyển dạ. Song tỉ lệ mổ đẻ ở các trường hợp này cao hơn và được nhiều mẹ bầu lựa chọn hơn do lúc này thai lớn, khó sinh thường hơn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và những lần mang thai sau.

Empty

Thai quá ngày dự sinh gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Mẹ nên làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

Bác sĩ Thành khuyến cáo, khi thấy ngày dự sinh đã qua khoảng 1 tuần thì tốt nhất mẹ bầu nên báo ngay cho bác sĩ để được khám và theo dõi kỹ càng hơn.

“Nếu quá ngày sinh do sai về tính ngày dự sinh thì không sao nhưng nếu thực sự là quá ngày thì mẹ sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi sát và tiến hành gây chuyển dạ nếu có chỉ định phù hợp”, vị bác sĩ nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi thấy đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu gì, bác sĩ Thành bật mí các mẹ có thể áp dụng một số mẹo kích thích dấu hiệu chuyển dạ như:

- Ăn cay theo sức chịu đựng của bản thân.

- Ăn dứa: Dứa có nhiều enzyme Bromelain giúp kích thích và làm mềm tử cung

- Quan hệ: trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và Oxytocin có tác dụng làm tăng các cơn co, nhưng lưu ý không nên quan hệ khi đã vỡ ối vì có thể gây nhiễm trùng ối.

- Kích thích vùng ngực: dùng bàn tay xoa tròn lên núm vú và quầng vú (khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 giờ) sẽ giúp sản sinh oxytocin kích thích thai nhi chào đời.

- Đi bộ: cách này giúp em bé di chuyển dần xuống gần tử cung của mẹ nhanh hơn.

“Khi thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, mẹ bầu nên sớm tới khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm chẩn đoán, đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp”, bác sĩ Thành nhắn nhủ.

-->> Ăn hàu có thực sự tăng sinh lực “chuyện ấy”, ăn thế nào cho đúng?

Thúy Ngà  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm