Chủ nhật, 19/05/2024 07:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/09/2023 09:11

Tại sao tới tháng lại đau bụng kinh và cách cải thiện

Đau bụng kinh gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của chị em. Vậy tại sao tới tháng lại đau bụng và khắc phục như thế nào?

Tại sao tới tháng lại đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là một tình trạng thường gặp và phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân chính của đau bụng kinh liên quan đến sự lưu thông khí huyết kém, thay đổi của cơ tử cung và hormon trong cơ thể của phụ nữ.

- Khí huyết kém lưu thông: Khí huyết ứ trệ khiến cho máu kinh không thoát được ra ngoài. Điều này là nguyên nhân gây đau bụng kinh ở chị em khi đến kỳ “đèn đỏ”.

- Cơ tử cung co bóp: Khi bắt đầu quá trình hành kinh, tử cung sẽ co bóp để loại bỏ niêm mạc tử cung và máu kinh đi ra ngoài. Những co bóp này có thể gây đau đớn ở một số chị em phụ nữ.

Empty

Tử cung co bóp quá mức sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng kinh

- Tăng prostaglandin: Trong khoảng thời gian kỳ kinh nguyệt cơ thể sẽ sản xuất nhiều prostaglandin hơn (prostaglandin gây co bóp tử cung mạnh hơn), điều này có thể làm tăng khả năng bị đau bụng kinh.

- Sự thay đổi hormone: Sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone, có thể ảnh hưởng đến quá trình co bóp tử cung và gây đau bụng kinh.

- Yếu tố di truyền: Tình trạng đau bụng kinh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Bệnh phụ khoa: Đau bụng kinh cũng có thể liên quan đến các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Đặc biệt, bệnh lạc nội mạc tử cung là một tình trạng niêm mạc tử cung phát triển ngoài tử cung, thường xuất hiện trong các khu vực như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, và các bộ phận khác trong hệ tiết niệu và tiêu hóa. Bệnh này gây đau bụng kinh dữ dội và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Empty

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến gây đau bụng kinh dữ dội

Các phương pháp giúp giảm đau bụng kinh

Dưới đây là một số phương pháp để giảm đau bụng kinh mà bạn có thể thử:

- Thuốc giảm đau không kê đơn: Sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể giúp giảm nhanh cơn đau và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn có các vấn đề sức khỏe hoặc đang dùng thuốc khác.

- Thảo dược: Một số thảo dược như cam thảo, gừng, hương thảo, hoa cúc,... có thể giúp giảm đau và viêm nhiễm.

- Nhiệt độ: Đặt túi chườm ấm lên vùng bụng có thể giúp làm dịu cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, khi đến ngày “đèn đỏ” bạn nên uống nước ấm để giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

- Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn có thể giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng và đau bụng kinh.

- Massage: Massage nhẹ nhàng vùng bụng có thể giúp thư giãn cơ và cải thiện tuần hoàn máu.

- Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn nhiều thức ăn giàu omega-3, rau xanh, trái cây và hạn chế tiêu thụ caffeine, cồn, đồ uống có ga,... có thể giúp giảm đau bụng kinh nguyệt.

Empty

Ăn uống khoa học giúp hạn chế được cơn đau bụng kinh

Cải thiện đau bụng kinh hiệu quả nhờ sản phẩm Phụ Lạc Cao EX

Những cách trên có thể giúp chị em giảm cảm giác khó chịu, đau bụng kinh. Song trên thực tế, các phương pháp này vẫn chưa đủ để cơn đau giảm nhanh hay biến mất hoàn toàn. Do đó, để cải thiện chứng đau bụng kinh hiệu quả, an toàn hơn, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên. Giới chuyên gia đánh giá cao tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng kinh của một số sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX được chuyên gia khuyên dùng và rất nhiều chị em đang tin tưởng lựa chọn.

Empty

Phụ Lạc Cao EX - Giải pháp giúp cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, an toàn

Với thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine kết hợp cùng nhiều thảo dược, Phụ Lạc Cao EX giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh hiệu quả nhờ:

Tác dụng bồi bổ, lưu thông khí huyết: Các thảo dược thiên nhiên (đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc, hương phụ) có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, bổ máu, điều kinh,... từ đó giúp cân bằng và điều hoà nội tiết tố, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau hiệu quả.

Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống gốc tự do: Acid amin N-Acetyl-L-Cysteine kết hợp cùng đan sâm, đương quy có tác dụng tăng cường chức năng chống oxy hóa, chống gốc tự do, giúp nâng cao khả năng miễn dịch, giảm đau bụng kinh. Đồng thời, Phụ Lạc Cao EX giúp giảm kích thước và làm giảm sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung - một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội.

Empty

Với các thành phần từ thảo dược, Phụ Lạc Cao EX giúp tăng cường lưu thông khí huyết

Sản phẩm thảo dược Phụ Lạc Cao EX ra đời năm 2013, kế thừa từ những ưu điểm nổi trội của dạng cao lỏng trước đó đã được nghiên cứu lâm sàng tại 3 bệnh viện lớn của nước ta (Đại học Y Hà Nội, Từ Dũ, Phụ sản Trung ương), được hàng ngàn chị em trên cả nước tin dùng và cho hiệu quả tích cực.

Để cải thiện đau bụng kinh an toàn, hiệu quả, chị em đừng quên sử dụng sản phẩm Phụ Lạc Cao EX mỗi ngày 4-6 viên chia làm 2 lần.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Lan Anh  
  • Tin liên quan
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm