Tại sao nói “Mẹ còn sống không chúc sinh, cha còn sống không để râu dài”?
Cổ nhân xưa kia rất coi trọng “đạo hiếu”, chính vì vậy mà trong hàng nghìn năm lịch sử đã lưu truyền rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về hiếu kính cha mẹ, ví như câu: “Mẹ còn sống không chúc sinh, cha còn sống không nên để râu dài”.
Mẹ còn sống không chúc sinh
Câu này có nghĩa con khong nên tổ chức sinh nhật linh đình khi mẹ còn sống. Nhưng “chúc sinh” mà cổ nhân nhắc đến ở đây không phải là “sinh nhật”, mà là “mừng thọ”.
Tại sao người xưa lại đặc biệt nhấn mạnh điều này? Bởi lẽ, người mẹ đã mang thai 9 tháng 10 ngày vất vả, gian nan lắm mới vượt cạn thành công, làm con cái cần ghi nhớ và biết ơn. Người biết ơn sẽ không tổ chức sinh nhật vào ngày mẹ đã qua cơn nguy nan, đau đớn.
Hơn nữa, đây cũng là lời nhắc nhở những người con đừng quá chú tâm vào ngày sinh nhật của mình mà quên mất ngày sinh nhật của mẹ. Đừng để “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn nữa” mới tiếc nuối.
Các bạn trẻ ngày nay luôn tổ chức sinh nhật hoành tráng với bạn bè mà quên mất rằng đó là ngày mẹ sinh ra mình. Làm một người con, dù bận rộn đến mấy cũng nên thường xuyên về thăm nhà, ở bên chăm sóc và quan tâm cha mẹ nhiều hơn, để cha mẹ an lạc, hưởng trọn tuổi già bên con cháu.
Ảnh minh họa.
Cha còn sống không để râu quá dài
Thời Trung Quốc cổ đại, nam giới sẽ để râu khi trưởng thành, vì tiêu chuẩn trưởng thành ở mỗi triều đại là khác nhau nên tiêu chuẩn để râu mọc cũng khác nhau. Ví dụ Hán triều là 16 tuổi thành niên, triều Đường là 18 tuổi thành niên, sau đó lại đổi thành 22 tuổi là thành niên. Thời xưa, bộ râu là tiêu chuẩn của những người đàn ông đẹp.
Trong “Hiếu kinh” viết: “Thân thể, mái tóc, làn da, là của cha mẹ ban cho, con cái không dám làm hư hại”, do đó nói, râu và tóc của người xưa cũng không thể tùy ý làm hư hại được, đó cũng là phương diện thể hiện đạo hiếu.
“Cha còn sống không để râu quá dài” là mốt dần hình thành từ trước và sau Cách mạng năm 1911, tức là thế hệ sau này không được để râu trước mặt những người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính người cha, chủ gia đình.
Thông thường, sau khi cha qua đời, con trai sẽ để râu ở môi trên, khi mẹ mất sẽ để râu ở môi dưới và cằm. Khi cả cha và mẹ qua đời vẫn để râu đầy đủ để thể hiện thái độ không màng lợi danh, định rõ chí hướng.
Vì người cha là trụ cột của gia đình nên họ phải hi sinh rất nhiều. Vì vậy, ở góc độ đạo hiếu, phận làm con cần phải tôn trọng người lớn tuổi, đạt được “cha còn sống không nên để râu dài”.
Ảnh minh họa.
Trong xã hội hiện đại, thẩm mỹ của con người đã trải qua những thay đổi “kinh thiên động địa”, nam giới đã không còn để râu từ lâu.
Trên thực tế, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái luôn là sự quên mình và thầm lặng, không đòi hỏi bất cứ điều gì để đáp lại. Họ không quan tâm đến việc con cái có tổ chức lễ sinh nhật, mừng thọ hoặc để râu hay không, điều họ quan tâm là sự bình an, hạnh phúc của con cái.
“Trăm điều thiện chữ hiếu đứng đầu”, những người trẻ hiện đại nên đề cao những đức tính truyền thống và tiếp tục thực hiện lòng hiếu thảo.
Hiếu thảo theo cách nào?
Đạo hiếu là nền tảng của đức hạnh. Đạo hiếu là căn bản đầu tiên mà mỗi người cần thận trọng tuân thủ, những người hiểu hiếu đạo đều biết rằng, trong cuộc sống họ thường gặp những điều may mắn, điều gì cũng có thể biến thành điều tốt.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ cho cha mẹ về cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại, điều quan trọng hơn là phải kính trọng cha mẹ và làm cho họ vui vẻ về tinh thần.
Khi cha mẹ gặp chuyện khó khăn, phận làm con cần phải san sẻ nỗi lo cho cha mẹ, giảm đi gánh nặng lao động cho cha mẹ.
Nếu những ý kiến, quan điểm của cha mẹ trái với thời cuộc hoặc trái với lẽ phải thì không nên làm theo một cách mù quáng, cần thiện ý, khéo léo thuyết phục để không rơi vào sai lầm của cha mẹ, không nên cứng rắn, cần đối xử tử tế, nhẹ nhàng, hòa nhã. Nếu cha mẹ không tiếp nhận ý kiến đóng góp của con cái, phận làm con nên tiếp tục cung kính, nếu cha mẹ dùng lời lẽ vô lý để mắng mỏ thì không nên phàn nàn hoặc tức giận. Khi cha mẹ bình tâm, vui vẻ thì khuyên răn.
Đạo hiếu không chỉ là phải hiếu thuận, kính cẩn khi cha mẹ còn sống mà còn phải lễ nghĩa khi cha mẹ qua đời.