Tại sao điện thoại Vertu có giá tiền tỷ?
Những công đoạn để tạo ra những chiếc điện thoại đắt giá của Vertu sẽ giải đáp cho thắc mắc của rất nhiều người rằng: Tại sao điện thoại Vertu lại đắt như thế?
Được thành lập năm 1998 như một niềm đam mê dành cho các nhà thiết kế của Nokia, với sự dẫn dắt bởi nhà thiết kế người Mỹ gốc ý Frank Nuovo, Vetu ra đời nhằm mục đích khám phá xem một chiếc điện thoại sẽ như thế nào nếu không bị giới hạn bởi những lo ngại về ngân sách.
Khác với các hãng sản xuất điện thoại khác, Vertu chỉ có một trụ sở duy nhất ở ngoại ô London và nơi đây cũng chính là nơi toàn bộ đội ngũ thiết kế, kỹ sư và nhân viên lắp ráp làm việc chung.
Vertu là 1 trong những thương hiệu điện thoại đắt và sang trọng bậc nhất thế giới. Vertu hiện là 1 công ty độc lập nhưng vẫn trực thuộc Nokia. Các điện thoại của Vertu đều được làm thủ công từ những nguyên liệu đắt đỏ như saphia, kim cương, ruby, vàng, bạch kim… với giá từ 5000 USD trở lên (104,2 triệu đồng).
Một trong những điểm quan trọng nhất nhấn mạnh sự hoàn hảo của Vertu là ở mỗi điện thoại đều được lắp ráp bởi 1 kỹ sư duy nhất và mang đậm dấu ấn của họ qua chữ ký khắc trong thân máy. Đó chính là niềm tự hào mà chỉ có những người sở hữu Vertu mới có.
Các sản phẩm đều là “có một không hai” và hầu như không có chuyện sản xuất dự trữ. Các điện thoại Vertu chỉ có 1 số lượng nhất định và hầu hết đều làm theo đơn đặt hàng.
Logo của Vertu được in trên cửa ra vào.
Trụ sở chính của Vertu được chia ra thành 2 nửa: bên phải là nơi tập trung các phòng hành chính và thiết kế, trong khi đó bên trái là cơ sở sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
Tất cả mọi người bên trong khu vực sản xuất đều được trang bị một áo khoác phòng thí nghiệm và một giày chống tĩnh điện.
Phía dưới của văn phòng Vertu được dành cho khu vực sản xuất, lắp ráp, kiểm tra và đóng gói sản phẩm, trong khi tầng trên dành cho khu vực quản trị.
Mỗi nhân viên chịu trách nhiệm hoàn thiện một chiếc điện thoại từ đầu đến cuối và mỗi thiết bị đều có chữ ký của người thực hiện sau khi hoàn thành.
Vertu luôn ưu tiên cách thức thủ công, thay vì phải áp dụng máy móc trong quá trình lắp ráp sản phẩm.
Các thành phần trên điện thoại của Vertu đều được thiết kế tùy chỉnh với mức tinh xảo cao, không phải là các linh kiện sản xuất hàng loạt.
Qualcomm là đối tác cung cấp vi xử lý chính cho chiếc smartphone Constellation mới nhất của Vertu.
Một khi hoàn tất quá trình lắp ráp, sản phẩm sẽ được đưa qua một chuỗi các máy kiểm tra tự động để đảm bảo mọi chức năng đều hoạt động đúng
Phải mất nhiều tháng đến một năm để huấn luyện trở thành nhân viên lắp ráp điện thoại của Vertu.
Các nhân viên của Vertu tiếp tục thử nghiệm bằng tay để đảm bảo sản phẩm hoạt động tốt nhất.
Các nhân viên của Vertu tiếp tục thử nghiệm bằng tay để đảm bảo sản phẩm hoạt động tốt nhất.
Một hộp đựng 5 chiếc smartphone Constellation của Vertu. Hộp đựng sản phẩm này có giá 25.000 Euro.
Bộ 3 sản phẩm của Vertu, từ trái sang phải bao gồm: Signature S, hiện là chiếc điện thoại đắt tiền nhất của Vertu, Vertu Ti 2013, chiếc smartphone chạy Android đầu tiên của Vertu và Constellation.
Hồng Hạnh (tổng hợp)