Thứ bảy, 16/11/2024 13:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 07/08/2021 06:00

Tài không đủ thì lắm mưu mô, biết không đủ thì nhiều lo lắng

Ở đời có 8 điều không đủ gần như bao quát toàn bộ mọi nguyên nhân khốn khó khiến cho kiếp nhân sinh không thể trọn vẹn.

Trong quyển một “Dưỡng chính di quy” – là một trong năm tập di quy của Trần Hoành Mưu có viết:

“Tài không đủ thì mưu nhiều, biết không đủ thì lo nhiều;

Uy không đủ thì tức giận nhiều, tín không đủ thì nói nhiều;

Dũng không đủ thì làm nhiều, minh triết không đủ thì quan sát nhiều;

Lý không đủ thì biện minh nhiều, tình không đủ thì lễ nghi nhiều”.

Giá trị của một người nằm ở chỗ có thể nhận ra những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực sửa chữa, nỗ lực lấp đầy, thậm chí phát triển thành ưu điểm của bản thân, hoặc nếu không, họ sẽ đạt đến một tầm cao hơn trong cuộc sống.

kiep nhan sinh

Ảnh minh họa.

Tài không đủ thì mưu nhiều

Khi gặp vấn đề, chúng ta thường đắn đo suy nghĩ và khó đưa ra quyết định. Dù xã hội hiện đại phát triển nhưng sự bận rộn của con người vẫn không hề giảm sút. Nhiều người cảm thấy rằng sức mạnh não bộ của họ không đủ để đối phó với những vấn đề mà họ đang gặp phải.

Tài năng phải thông qua quá trình nâng cao khuôn khổ đạo đức và thông qua quá trình tích lũy học vấn thì mới có được năng lực quyết đoán phân biệt phải trái đúng sai.

Hiểu biết không đủ thì lo lắng nhiều

Nếu bạn không đủ kiến thức và khó quyết định, bạn sẽ suy nghĩ quá mức, lo lắng và bất an. Kiến thức là loại phẩm chất được phát triển từ tài năng và kinh nghiệm của bản thân, thể hiện tầm nhìn và nhận định của con người về các xu hướng trong tương lai.

Nếu bạn có đủ kiến thức, bạn sẽ biết rằng tương lai chỉ là sự tiếp nối của hiện tại, nếu bạn tập trung sống cuộc sống hiện tại, mọi nghi ngờ đều có thể được loại bỏ.

Điều này cũng cho chúng ta biết rằng cuộc sống đầy suy tư và bất an không phải do thế giới bên ngoài mang lại cho chúng ta, mà do những hiểu biết nông cạn và ý kiến thiên lệch của chúng ta gây ra. Nếu bạn muốn thay đổi tình trạng này, bạn phải làm giàu cho bản thân và mở rộng tầm nhìn.

kiep nhan sinh

Ảnh minh họa.

Uy không đủ thì tức giận nhiều

Nhiều khi người ta tức giận vì cảm thấy người khác không tôn trọng mình. Anh ta cần phải có những biện pháp cực đoan để thu hút sự chú ý của người khác. Đây là biểu hiện của việc không đủ uy tín. Nhưng sự tức giận như vậy càng bộc lộ sự bất tài và phẩm đức kém của mình.

Theo quan điểm của Đông Y, biểu hiện hay nổi giận được xem là một loại bệnh, có nhiều cách lý giải cho rằng: Người nhiều âm khí thì hay nổi giận, thể chất yếu thì nổi giận nhiều, mộc khí không đủ nên nổi giận nhiều.

Uy đức của một người có được nhờ vào đức hạnh của chính người đó, người có đức, trên thuận theo ý trời, dưới thuận theo lòng dân thì chắc chắn sẽ được trời phù hộ.

Tín không đủ thì nói nhiều hơn

Trong “Chu Dịch” có câu: “Người tốt nói ít, người nóng tính nói nhiều, người vu khống người tốt nói lời lươn lẹo.” Người tốt có phẩm chất cao đẹp luôn là người nói ít làm nhiều, người nóng vội thường nói rất nhiều, kẻ vu khống người tốt bụng hay nói vòng vo lúc này lúc khác, bịa đặt chuyện nói không thành có, xoay lật trắng đen, nói lời không thật.

Dũng không đủ thì làm nhiều hơn

Những người không có dũng khí, rụt rè và trì hoãn trong việc làm, chỉ có thể bị choáng ngợp trước mọi việc và cam chịu cả đời là kẻ tầm thường.

Thay vì sống một cuộc sống tầm thường, tốt hơn hết là bạn nên tập trung và lấy hết can đảm để làm tốt một việc.

Sự khác biệt giữa người xuất sắc và người bình thường là người xuất sắc thường có thể làm tốt công việc với nghị lực vượt trội, trong khi người bình thường có thể làm được nhiều việc với năng lượng trung bình, kết quả là họ không thể làm tốt được gì.

Tập trung vào một việc cũng giống như lập kế hoạch cho cuộc đời của chính mình, ngay cả khi thất bại, bạn cũng không nên hối tiếc.

Sáng suốt không đủ thì xem xét nhiều

Sáng suốt là trí tuệ sắc bén và có tầm nhìn xa trông rộng. Trong sách Mạnh Tử có viết: "Sáng suốt đủ để xem xét việc nhỏ như đầu sợi lông tơ". Có thể quan sát được những phán đoán lý tính nhỏ bé nhất, đó chính là sáng suốt.

Câu danh ngôn của Tăng Quốc Phiên "Sáng suốt rồi quyết đoán gọi là 'anh đoán', không sáng suốt mà quyết đoán gọi là 'võ đoán'", cũng là đạo lý "Sáng suốt không đủ thì xem xét nhiều".

Lý lẽ không đủ thì biện giải lắm

Trong cuộc sống, người càng không có lý lẽ thì càng thích tranh luận biện giải, thậm chí cãi chày cãi cối bằng được.

Khổng Tử nói: "Trời đâu cần nói gì mà tứ thời vận hành, vạn vật sinh sôi. Trời đâu cần nói gì"; "Người nói năng khéo léo, nét mặt tươi cười lấy lòng người, thì hiếm khi có lòng nhân".

Những người mồm mép khéo léo thì rất ít thiện tâm. Bậc chính nhân quân tử chân chính thì trực ngôn, sắc mặt đoan chính.

Tình cảm không đủ thì nghi thức nhiều

Lễ nghi là quy phạm hành vi đối nhân xử thế của con người, cũng là cự ly xã giao an toàn. Tuy nhiên, giữa những người thân cận thì luôn luôn chân thành thẳng thắn với nhau.

-> Cái khổ của cuộc đời là sự níu kéo, cái khó của cuộc đời là sự buông bỏ

Thùy Linh  
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Nhận bài học phũ phàng sau buổi họp lớp tuổi trung niên
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?
Doanh nhân nghĩ lớn và làm khác
Bữa tối 'bất ổn' vì… Pickleball
Đi qua lũ lụt để thấy yêu thương những điều bình dị
Sếp và bạn thân cùng lúc mượn xe, bạn sẽ cho ai?
Fake news, câu like giữa tâm lũ: Việc làm của những kẻ vô lương tâm
Ai là người hạnh phúc nhất?
Đâu là hạnh phúc của con trẻ?
Một lần ngồi khoang hạng nhất
Điểm 10 môn Văn: Học sinh giỏi hay 'điểm của thầy'?
Quả báo thường xuất hiện sau tuổi 50
Những đứa trẻ… smartphone
Cuộc sống ra sao khi không MXH, điện thoại, tiệc tùng?
Những đứa trẻ nhất định không được sinh ra trong tháng 'cô hồn'
10 điều cấm kỵ trong đối nhân xử thế, phạm phải đen đủi đủ đường
Sống nửa đời người để học cách làm 4 điều đơn giản trong cuộc sống
Hối tiếc lớn nhất đời người: Ôm trọn công việc, để tâm người đời
Xem thêm