Thứ tư, 20/11/2024 23:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 18/09/2022 19:00

Sự thật cơm nguội hâm nóng gây ung thư

Thói quen ăn cơm nguội hâm nóng lại rất phổ biến nhưng nhiều thông tin cho rằng đồ ăn nguội này có thể gây ung thư. Thực hư ra sao?

Xiaoma năm nay 33 tuổi, cô rất siêng năng và tiết kiệm kể từ khi kết hôn, cô giáo dục con cái không vứt bỏ đồ ăn thừa.

Cách đây một thời gian, do ăn cơm rang trứng qua đêm, con trai Xiaoma thường xuyên bị tiêu chảy và nôn mửa nên cô vội vàng đưa đến bệnh viện khám. Bác sĩ kết luận cậu bé bị suy thận do ngộ độc thức ăn, chức năng gan bất thường nghiêm trọng, cần phải điều trị ngay.

Có nên ăn cơm nguội hâm nóng lại?

Gạo có thể nói là “anh cả” của ngành lương thực. Nhiều người cho rằng ăn nhiều tinh bột có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gạo trắng không phải thủ phạm chính, mặc dù gạo trắng có chỉ số đường huyết cao.

com nguoi Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Cũng có nghiên cứu nói rằng gạo trắng có thể gây ung thư phổi nhưng trên thực tế chỉ ăn quá nhiều gạo trắng có chỉ số đường huyết cao làm tăng nguy cơ ung thư, không có nghĩa là ăn gạo trắng sẽ bị ung thư.

Gạo Trung Quốc nhiễm chì hay làm bằng nhựa, chứa cadmium, ảnh hưởng tới sức khỏe đã khiến người tiêu dùng thực sự hoang mang.

Hâm nóng cơm nguội có gây ung thư không?

Nhiều người khẳng định đã rất nhiều lần ăn cơm nguội, đặc biệt là cơm nguội hâm nóng lại.

Chị Lan Anh (Nam Định) chia sẻ: “Mình là dân văn phòng, sáng nào đi làm cũng mang cơm đi để đến trưa ăn. Đến trưa cơm đã nguội, lúc đó mới cắm lại cho nóng như vậy cũng là cơm hâm lại chứ đâu phải nấu mới”.

Mai Lan (Hà Nội) cho rằng, hiện trên hè phố có rất nhiều những quán cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm mọc lên, tại những quán này việc sử dụng cơm nguội không rõ nguồn gốc còn đáng lo ngại hơn, còn việc dân văn phòng hâm nóng cơm cũng không vấn đề gì.

Tại các hộ gia đình, việc bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh là việc làm rất thường xuyên của các bà nội trợ. Đặc biệt là trong mùa hè, nhiều trường hợp bảo quản cơm 3 - 4 ngày vẫn sử dụng bằng cách rang lại cho gia đình ăn.

Mặc dù có thể có sự phát triển của vi khuẩn khi cất giữ gạo nhưng thực tế gạo để qua đêm chủ yếu là mất chất dinh dưỡng và vẫn có thể ăn được, nhưng nhìn chung các chuyên gia không khuyến khích ăn cơm qua đêm.

Cơm hâm lại lần 2 sẽ không gây ung thư nhưng khó loại bỏ vi khuẩn và độc tố phát triển trong thức ăn sau khi hâm.

Chuyên gia sức khỏe cho hay việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bảo quản cơm trước khi được hâm nóng không đúng cách dẫn đến việc cơm đã bị hỏng trước khi hâm, người dùng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.

com nguoi Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Trong gạo có thể có Bacillus cereus, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Người ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng.

Những loại thức ăn không nên để qua đêm

Những thức ăn để qua đêm thực ra vẫn ăn được khi để trong tủ lạnh, những thức ăn để qua đêm không ăn được là các sản phẩm từ tinh bột, các loại nấm trắng tạo bọt, bún lên men, các loại thức ăn này rất dễ bị nhiễm khuẩn Pseudomonas cùi dừa, sinh men gạo. Độc tố axit, một khi ăn vào cơ thể người, nó có thể gây chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng khác.

Thông thường, tốt nhất chỉ nên ngâm nấm hương và nấm trắng không quá 4 tiếng, khi thấy nấm có mùi hôi và dính thì nên vứt bỏ kịp thời.

Ngoài ra, không nên ăn hải sản để qua đêm, trứng luộc,… bởi không tốt cho sức khỏe đường ruột sau khi ăn.

-> Gia tăng trẻ mắc ung thư máu: Bất ngờ "thủ phạm" nằm ngay trong nhà

T. Linh  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm