Thứ ba, 18/03/2025 19:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 08/12/2024 20:17

Sốt phát ban phỏng nước, bác sĩ kết luận bé trai gần 2 tuổi nhiễm virus nguy hiểm có thể gây tử vong

Bé N. được đưa đến khám trong tình trạng phát ban phỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, tay, chân, đùi, mông và gối, kèm sốt cao.

Cảnh giác khi trẻ có biểu hiện sốt, phát ban phỏng nước

Bé L.M.N (20 tháng tuổi) được gia đình đưa đến Phòng khám Đa khoa Medlatec khám trong tình trạng phát ban phỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, tay, chân, đùi, mông và gối, kèm sốt cao (39°C), ăn kém, đi tiêu phân lỏng (3 lần/ngày).

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện niêm mạc miệng của trẻ tổn thương loét có ranh giới rõ, vòm dày, hình oval và tròn, phân bổ ở nhiều vị trí tại thành sau họng. Các nốt ban phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, tổn thương bội nhiễm có mủ. Không ghi nhận giật mình trong lúc khám.

Các nối phát ban, phỏng nước ở trẻ.

Chẩn đoán sơ bộ là tay chân miệng độ 1 bội nhiễm. Bé N. được chỉ định làm các xét nghiệm tổng phân tích máu, CRP, glucose, điện giải đồ, test nhanh EBV-IgM, PCR- EV71. Kết quả test nhanh âm tính với virus EV71, tuy nhiên, xét nghiệm PCR lại cho kết quả dương tính với virus EV71.

Dựa trên kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 1 kèm bội nhiễm do virus EV71. Bác sĩ đã kê đơn thuốc điều trị, dặn dò tái khám hằng ngày và theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo báo về công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, chỉ tính đến nửa đầu tháng 5/2024, cả nước ghi nhận 20.081 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực miền Nam chiếm 74% tổng số ca mắc, miền Bắc (13,3%), miền Trung (9,8%) và Tây Nguyên (2,8%). Số ca mắc thường tập trung ở các cơ sở giáo dục mầm non.

ThS.BS. Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2 cho biết, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ dưới 5 tuổi chiếm đa số. Tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Các trường hợp mắc tay chân miệng biến chứng nặng thường do virus EV71 (Ảnh minh họa)

Bệnh thường gây ra tổn thương trên da, niêm mạc, đặc biệt là các vết phỏng nước xuất hiện ở những vị trí như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Những tổn thương này thường rất dễ nhận diện và là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, tay chân miệng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, việc theo dõi các giai đoạn phát triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh là rất quan trọng. Điều này giúp cha mẹ không chỉ nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường mà còn biết cách chăm sóc và xử lý kịp thời khi cần thiết.

Bệnh tay chân miệng phát triển qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn ủ bệnh

+ Giai đoạn khởi phát (1 - 2 ngày)

+ Giai đoạn toàn phát (3 -10 ngày)

+ Giai đoạn lui bệnh

Trong đó, biến chứng xảy ra ở giai đoạn toàn phát ứng với ngày thứ 3 trở ra của bệnh. Tình trạng nguy kịch có thể xảy ra ở giai đoạn này.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, do đó, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ để giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh chóng.

Các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu kèm theo mạch để phát hiện tình trạng mạch nhanh) trong suốt quá trình điều trị.

Trẻ cần được tái khám 1-2 lần trong vòng 8 ngày điều trị để bác sĩ có thể theo dõi sát tình trạng bệnh. Trong suốt thời gian điều trị tại nhà, nếu thấy bé có các dấu hiệu bất thường như: giật mình, run chi, đi loạng choạng, thở nhanh hoặc gắng sức, sốt cao không hạ, nôn ói nhiều, cần đưa trẻ đi tái khám ngay.

Phát hiện sớm, theo dõi chặt chẽ và tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị chính là yếu tố quyết định giúp giảm thiểu nguy cơ, biến chứng tử vong do bệnh tay chân miệng. Nếu cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.

Nam Anh  
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Xem thêm