Thứ bảy, 31/05/2025 17:09     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 30/03/2025 18:37

Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu

Kết quả chẩn đoán bà L. mắc nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nền là đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp.

Khoảng 1 tuần trước, bà N.T.H.L. (50 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Bà L. tự mua thuốc về nhà uống (không rõ loại) thì triệu chứng có cải thiện nhưng không khỏi dứt điểm.

Khoảng 3 ngày nay, bà L. đột ngột sốt cao, Tmax 39,5 độ C, rét run, thường sốt về chiều tối, đau tức nhẹ vùng hông lưng, mệt nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt và phải rặn ở cuối dòng, nước tiểu màu vàng đậm...

Bên cạnh đó, bà còn có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Lo ngại về sức khỏe, bà L. đặt lịch xét nghiệm tại nhà của Hệ thống Meadlatec để sàng lọc nguyên nhân sốt.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bà L. không mắc cúm AB hay sốt xuất huyết Dengue. Một số kết quả xét nghiệm khác như: CRP (chỉ số đánh giá viêm) tăng rất cao, số lượng bạch cầu trung tính tăng, bạch cầu và hồng cầu trong nước tiểu đều dương tính…

Nghi ngờ bệnh nhân sốt là do nhiễm khuẩn tiết niệu, chưa loại trừ khả năng nhiễm khuẩn huyết nên bác sĩ tư vấn bà L. qua Bệnh viện Đa khoa Medlatec để được thăm khám trực tiếp.

Tại Khoa Nội bệnh viện, ThS.BS Phạm Duy Hưng – Phó trưởng khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Medlatec nhận thấy bà L. có các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn huyết nên bác sĩ đã khám và chỉ định làm thêm một số phương pháp cận lâm sàng cần thiết.

Kết quả chẩn đoán bà L. mắc nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nền là đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp.

Bà L. được xử trí nhập viện để điều trị. Sau 2 ngày dùng kháng sinh, bệnh nhân đã hết các triệu chứng ban đầu và tiếp tục được điều trị theo phác đồ.

ThS.BS Phạm Duy Hưng cho biết, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) là tình trạng nhiễm trùng cực kỳ nghiêm trọng. Trong đó, có 6 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao cần đặc biệt chú ý gồm:

- Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non;

- Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ;

- Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn;

- Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt;

- Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như: đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản…;

- Nhiễm các vi khuẩn độc tính cao: N.meningitidis, S.suis.

Nam Anh  
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Xem thêm