Thứ hai, 21/04/2025 06:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 12/08/2016 06:44

Trẻ hết chân vòng kiềng nhờ mẹ áp dụng cách làm này

Lo sợ con trẻ lớn lên có chân vòng kiềng là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ khi thấy chân con trẻ không thẳng. Ngay từ nhỏ, nếu biết nắn chỉnh và có chế độ chăm sóc đặc biệt sẽ giúp trẻ khắc phục được nhược điểm này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng

Trẻ bị chân vòng kiềng là chân khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm.

Trẻ em, nhất là bé gái, nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc đúng phương pháp, sẽ dẫn đến tật chân vòng kiềng, rất xấu cho dáng đi của trẻ sau này. Trẻ bị vòng kiềng khi đi, người lắc lư, chân quàng sang hai bên khiến cho dáng đi rất xấu.

tre-het-chan-vong-kieng-nho-me-ap-dung-cach-lam-nay-giadinhonline.vn 1

Trẻ bị vòng kiềng không phải hoàn toàn do nguyên nhân cắp nách mà do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.

Ngoài ra việc cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm, do tình trạng trẻ bị béo phì, do thói quen địu trẻ trên lưng... cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng của trẻ.

Trẻ hết chân vòng kiềng nhờ mẹ áp dụng cách làm này

Để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng cho trẻ, ngay từ 6 tháng đến 1 tuổi, cha mẹ cần nắn chân cho trẻ thường xuyên.

Các bậc cha mẹ nên lưu ý, khi nắn chân cho trẻ, bạn nên nắn một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân. Có như vậy mới giúp lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của cơ xương. Khi được cha mẹ nắn chân, đồng thời trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái, thích thú, luôn duỗi thẳng chân ra.

Các bậc cha mẹ chú ý nắn hướng vào bên trong, từ trên đùi xuống mắt cá chân. Vừa nắn vừa massage theo hướng khớp đầu gối bị dị dạng. Cụ thể như sau: hai tay đặt hai bên chân trẻ, dùng ngón cái ấn vào phần nhô ra trên đầu gối. Sau đó, hai tay dùng lực ấn vào phần gân bắp thịt trên chân, giúp hai bên dây chằng giãn ra, vị trí khớp lệch cũng dần lỏng ra và trở về bình thường. Mỗi ngày massage từ 3 – 5 lần. Nếu trẻ được nắn chân đều đặn, đến trên 1 tuổi sẽ tránh được hiện tượng chân vòng kiềng.

Bên cạnh việc nắn chân, các bậc cha mẹ cũng nên bổ sung đủ vitamin D cho trẻ. Thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại.

Khi trẻ đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các hiện tượng về xương, đặc biệt là bệnh còi xương (nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).

Trẻ không chịu ăn sữa ngoài mẹ phải làm sao?

Phương Vũ (Tổng hợp)

Tags:
Cứu sống sản phụ 45 tuổi bị băng huyết do sảy thai lưu gần 8 tuần
Cơ hội 'tìm con' cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn
Mẹ bắt bỏ vợ vì con dâu 3 năm không thể mang thai
Cô gái trẻ bị vỡ túi ngực khi đang mang thai
Khám thai định kỳ quan trọng thế nào?
Cứu sống thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng
90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ'
Đau bụng âm ỉ, ớn lạnh do viêm ứ mủ vòi trứng
Tuổi 54 lần đầu được đón con đầu lòng
Xem thêm