Chủ nhật, 19/05/2024 07:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 25/03/2017 19:53

Dạy con kỹ năng phòng bị bỏng lạnh và cách sơ cứu

Những vật dụng có thể gây bỏng trong gia đình như bếp đun, bóng đèn học, điện, nước nóng thì tủ lạnh, tủ đá cũng là một mối nguy mà cha mẹ thường không để ý đến.

Thường thì phụ huynh dạy con tránh xa bếp gas, bếp điện, ổ điện, nước nóng… ra chứ ít ai chỉ cho con thấy mối nguy hiểm từ tủ lạnh, tủ đá. Dạy con kỹ năng phòng bị bỏng lạnh và kỹ năng sơ cứu khi bị bỏng lạnh sẽ giúp ích cho trẻ tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc.

Không cho đá lạnh vào miệng

Thường thì trẻ nghĩ, đá lạnh cũng giống như kem lạnh, có thể “ăn” được. Trong một số trường hợp thì đúng thế, như vào mùa hè nhiệt độ cao thì khả năng bị bỏng lạnh sẽ giảm đi khi trẻ “ăn” hoặc cầm vào đá một lúc. Nhưng vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, trẻ dễ bị bỏng lạnh khi dùng miệng hoặc lưỡi “nếm” đá trong tủ lạnh.Nhiều trẻ đã tự ý mở tủ lạnh để lấy đá ra sử dụng và cho vào miệng dẫn đến bị bỏng lạnh ở phần miệng, phần lưỡi.

Vì vậy, phải dạy trẻ các sử dụng đá trong tủ lạnh một cách hợp lý hoặc phải được sự đồng ý của người lớn.

Không ngâm tay vào nước lạnh trong những ngày đông giá

day-con-ky-nang-phong-bi-bong-lanh-va-cach-so-cuu-giadinhonline.vn 1

Không ngâm tay vào nước lạnh trong những ngày đông giá

Trẻ có tính tò mò cho nên cái gì không được bố mẹ cho phép làm thì sẽ lén lút thực hiện. Trẻ rất thích nghịch nước cho nên khi đến trường chúng có thể cùng chúng bạn nghịch nước trong những ngày đông giá rét. Cha mẹ cần dặn con tránh không được lội nước khi nhiệt độ xuống thấp, không làm ướt quần áo trong những ngày đại hàn và trong mùa đông giá rét. Khi thời tiết quá lạnh thì cần đeo găng tay để tránh bị cóng, trong một vài trường hợp trẻ mẫn cảm sẽ bị bỏng lạnh các đầu ngón tay khi đi ra ngoài trời lạnh.

Kỹ năng sơ cứu cho mình và cho em nhỏ khi bị bỏng lạnh

day-con-ky-nang-phong-bi-bong-lanh-va-cach-so-cuu-giadinhonline.vn 2

Hãy ngâm các vùng tổn thương trong nước ấm 40- 42 độ C

Việc đầu tiên khi bản thân bị bỏng lạnh hoặc phát hiện ra anh chị em trong nhà, bạn bè bị bỏng lạnh là đưa đến những nơi ấm áp càng nhanh càng tốt để tránh thân nhiệt tiếp tục hạ. Nếu vùng lạnh là các ngón chân, ngón tay, ngay lập tức cách ly ra khỏi môi trường lạnh, ủ ấm bằng mọi cách cho chúng ấm lên. Nếu quần áo bị ướt, ngay lập tức hãy cởi bỏ chúng ra vì nếu để sẽ tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên, rồi mọi cách làm ấm lên như ủ ấm bằng chăn, tăng nhiệt độ môi trường...

Sau đó, hãy ngâm các vùng tổn thương trong nước ấm 40- 42 độ C để làm ấm vùng tổn thương từ 10 đến 20 phút tuỳ theo mức độ bỏng, tuyệt đối, không được cho người bị bỏng lạnh tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn do bị bỏng kép rất nguy hiểm.

Sau khi ngâm nước ấm, hãy để người bị bỏng nằm bất động. Nếu bị bỏng lạnh ở tứ chi thì dùng các miếng đệm để ngăn cách các ngón tay, ngón chân để chúng không co sát vào nhau gây thêm đau đớn. Điều quan trọng là tìm cách liên lạc với người lớn ngay lập tức khi bị bỏng lạnh

Bỏng lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết lạnh ở miền Bắc như hiện nay, vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý đến con em mình, giữ ấm cho trẻ vì trẻ là đối tượng dễ tổn thương do da nhạy cảm trước tác động của môi trường và hậu quả để lại thường rất nặng nề. Ngay khi thấy người có cảm giác lạnh, sung tấy đau buốt thì cần gặp chuyên khoa y tế ngay để tránh tình trạng tổn thương nặng nề, bệnh sẽ khó cứu chữa.

→ Dạy toán hiệu quả cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi

Phương Nhi

Tags:
  • Tin liên quan
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm