Thứ ba, 19/11/2024 10:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 16/05/2023 08:29

"Sống thử" trước hôn nhân: Phép thử hay là sự mạo hiểm?

Nhiều bạn trẻ cho rằng "sống thử" giúp hiểu nhau và mang lại cảm giác thăng hoa của tình yêu. Tuy nhiên, với nhiều người đó lại là việc làm mạo hiểm.

Giới trẻ thích "sống thử"

Cùng với sự phát triển của xã hội, tư tưởng của nhiều bạn trẻ cũng "thoáng" và cởi mở hơn khi đề cập tới vấn đề sống thử.

Yêu nhau, nhiều cặp đôi đã lựa chọn sống thử để có thể được gần gũi, cùng nhau chia sẻ những buồn vui của cuộc đời.

Với cái nhìn cởi mở, Vân Nhung và Nhật Hà (29 tuổi - 30 tuổi, sống tại Hà Nội) chia sẻ, sống chung với "người bạn đặc biệt" của mình thì mới có nhiều thời gian để thể thấu hiểu, đồng cảm với nhau.

"Ban đầu mục đích chính của việc sống chung là để có thêm thời gian bên nhau, hai chúng mình đều cảm thấy việc gặp nhau mỗi buổi tối ngoài giờ hay hẹn hò cuối tuần là không đủ. Bên cạnh đó việc sống chung còn để chia sẻ chi phí sinh hoạt khi vừa ra trường chưa ổn định tài chính, hỗ trợ người còn lại trong cuộc sống và công việc”, Nhung nói.

Empty

Vân Nhung và Nhật Hà lựa chọn "sống thử" để có thêm nhiều thời gian bên nhau

Ngoài ra nhiều bạn trẻ cũng cho rằng sống thử là một cơ hội để trải nghiệm quá trình chung sống dưới một mái nhà trước khi ký vào tờ... đăng ký kết hôn.

Với suy nghĩ đó, Văn Tiến và Hà Yến (sống tại Thanh Hóa) cũng đã quyết định sống thử với nhau 5 năm trước khi kết hôn.

Tiến nói: “Sau một thời gian yêu nhau và xác định sau này sẽ cưới nhau, tụi mình quyết định chung sống như một cách thử nghiệm cho cuộc sống hôn nhân".

Empty

Sau thời gian dài tìm hiểu, Văn Tiến và Hà Yến đã về chung một mái nhà

"Sống thử": Lợi và hại

Khi chọn sống thử, các cặp đôi sẽ được bên nhau mỗi ngày, được làm mọi thứ cùng nhau và trải nghiệm những bài học của một cuộc hôn nhân.

Văn Tiến cho biết quan điểm của anh về sống thử giống như “mô phỏng của cuộc sống hôn nhân sau này”. Anh cũng thừa nhận, cuộc sống hôn nhân thực sự sẽ có những vấn đề khác, nhưng việc sống thử đã giúp anh và Hà Yến hiểu nhau hơn và không bỡ ngỡ sau khi cưới.

“Việc sống chung này giúp anh chị tiết kiệm hơn bởi thay vì thuê hai phòng trọ thì anh chị chỉ cần thuê một phòng thôi. Như vậy đỡ được gánh nặng kinh tế kha khá”, Tiến chia sẻ.

Còn theo Vân Nhung, việc sống thử trước hôn nhân mang lại cho cô nhiều lợi ích.

“Quá trình này cho mình cơ hội hiểu rõ hơn về đối phương trước khi đưa ra quyết định kết hôn. Nó cũng tương tự việc trải nghiệm thời gian “vợ chồng son” mà không bị vướng bận vấn đề con cái, trách nhiệm dâu con như các cô gái đã kết hôn”, Vân Nhung cho hay.

Cô gái trẻ còn cho biết thêm, việc sống chung với người yêu tạo điều kiện cho cô thoải mái chia sẻ những vấn đề cá nhân như áp lực công việc và sức khỏe với Nhật Hà. Nhờ có người đồng hành hỗ trợ mà tâm trạng cô thoải mái hơn.

Có điều, không phải những khó khăn nào trong sinh hoạt cũng có thể khắc phục. Kể về cuộc sống thường ngày, Văn Tiến cho biết bạn đi làm lái xe vào ban ngày, còn Hà Yến là công nhân nên sẽ thay ca theo tuần, có tuần thì làm đêm, tuần khác lại làm ngày. Vì công việc quá bận rộn, hai người ít có thời gian gặp nhau.

“Để khắc phục khá là khó, nên là chúng mình cũng chỉ biết thông cảm cho nhau và nhắc nhở nhau ăn uống điều độ", Văn Tiến nói.

Empty

Nhiều cặp đôi lựa chọn "sống thử" để tận hưởng cảm giác thăng hoa của tình yêu

Bí quyết "sống thử" lành mạnh

Sống thử trước hôn nhân luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là đối với các thế hệ trước. Không ít người quan niệm việc sống thử là hành vi trái đạo đức và gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Quan điểm dựa trên việc sống thử có thể dẫn tới mang thai ngoài ý muốn hoặc các mâu thuẫn xô xát.

Tuy nhiên, nhiều cặp đôi lại cho rằng nhờ sống thử trước hôn nhân mà họ có cho mình những bí quyết riêng khi xử lý những vấn đề như sự khác biệt trong sinh hoạt, phân chia kinh tế hay đời sống tình dục để đảm bảo một mối quan hệ lành mạnh.

Vân Nhung cho biết trong quá trình sống chung với Nhật Hà, hai người bộc lộ nhiều điểm khác biệt.

“Mình và người yêu tương đối trái ngược về thói quen, lối sống, tư tưởng, do chúng mình đến từ hai vùng miền cách xa nhau, chịu ảnh hưởng giáo dục từ hai gia đình tương đối khác biệt.

Cả hai cùng thống nhất sẽ tôn trọng và không yêu cầu thay đổi bất cứ điều gì khi sống chung, tập cân bằng với những khác biệt của người yêu, hoặc bản thân chủ động dung hòa để tự phù hợp với môi trường sống mới”, Nhung chia sẻ câu chuyện bản thân.

Về vấn đề quan hệ tình dục, nhiều cặp đôi đều đồng quan điểm cần phải phòng tránh thai trong thời gian sống thử.

V.T chia sẻ: "Vì mình còn đang học đại học nên việc có thai ở thời điểm hiện tại là điều mà mình tuyệt đối không muốn. Mình và người yêu đều cảm thấy cả hai chưa sẵn sàng để chăm sóc cho một đứa trẻ. Vì thế, chúng mình luôn sử dụng biện pháp an toàn".

Empty

"Sống thử" đòi hỏi cả hai phải biết đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu

Chia sẻ với Gia đình Việt Nam, Thạc sĩ Tâm lý học - Bùi Thu Hương cho biết: “Chúng ta không nên dùng từ “sống thử” mà nên dùng “sống thật” trước hôn nhân. Bởi vì hai người khi có sự cam kết và chung sống với nhau thì họ đã sống với nhau như vợ chồng rồi, chỉ khác việc sống trước hôn nhân chúng ta chưa có giấy tờ đăng ký kết hôn, chưa có xác thực về pháp lý hay chưa công khai thôi".

“Việc sống thật ngày càng phổ biến trong xã hội chính là biểu hiện từ sự thay đổi về nhân sinh quan của các bạn trẻ về văn hóa của tình yêu, văn hóa của hôn nhân gia đình”, Thạc sĩ Bùi Thu Hương giải thích.

Khía cạnh tiêu cực của việc “sống thật” phụ thuộc vào thái độ của người trong cuộc và thái độ của người xung quanh đánh giá về nó. Nếu người bước vào cuộc “sống thật” với tâm thế chủ động, có kiến thức cũng như có thể chịu trách nhiệm về nó thì dù kết quả của quá trình “sống thật” là đến hôn nhân hay chia tay, đó vẫn là bài học kinh nghiệm dành cho cả hai phía. Còn nếu người “sống thật” không có đủ kiến thức, trách nhiệm, chỉ làm theo trào lưu hay bị đối phương cả nể, thì kết cục sẽ không tốt cho cả hai người.

“Trước khi bước vào cuộc “sống thật”, theo tôi dù là nam hay nữ cũng cần nên trang bị hiểu biết về vấn đề chung sống với một người đàn ông hay một người phụ nữ nào đó để có thể tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, phải trang bị các kỹ năng và kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như kiến thức về cách giải quyết vấn đề này", Thạc sĩ Thu Hương tư vấn.

Xã hội hiện đại với nhiều quan điểm cởi mở, tuy nhiên việc sống thử trước hôn nhân vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, câu chuyện của Văn Tiến và Hà Yến hay Vân Nhung và Nhật Hà cho thấy việc sống thử có thể là cách để các cặp đôi hiểu rõ hơn về nhau, từ đó cùng xây dựng một mối quan hệ vững chắc. Dù vậy, việc quyết định sống chung hay không nên được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những rắc rối không đáng có.

Minh Châu - Vi Tú - Hải Vân  
Tâm sự nữ luật sư: Nhiều gia đình sợ con trai yêu và lấy người làm nghề 'thầy cãi'
Nỗi khổ vợ chồng 'đồng sàng dị mộng'
Tiết kiệm hơn 300 triệu đồng nhờ tổ chức cưới ở quán ăn nhanh
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Người đàn ông có 4 vợ, 2 bạn gái, quyết sinh 54 con để 'ghi tên vào lịch sử'
Kết cục bi thảm từ lần trót mê 'của lạ'
Nghĩa tình hậu ly hôn
Lựa chọn quà tặng ngày 20/10 cho bạn gái mới quen
64% cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền bạc
Giới trẻ Trung Quốc kết hôn giả vì áp lực gia đình
Nở rộ xu hướng chạy bộ để tìm bạn đời
Nàng dâu Gen Z dễ cãi nhau với mẹ chồng
'Bỏ túi' tuyệt chiêu hẹn hò trực tuyến cùng người đẹp
Độc thân hay kết hôn sống thọ hơn?
Các nước trên thế giới đánh thuế người độc thân như thế nào?
5 cách đơn giản để cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày
Có nên đánh thuế người độc thân?
Bất ngờ, nam giới gen Z có xu hướng kết hôn sớm
Đàn ông chi tiền cho phụ nữ vì điều gì?
Người trẻ mải sự nghiệp, quá bận để yêu đương
Xem thêm