Thứ ba, 16/04/2024 05:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 25/03/2023 05:30

Vì sao "thèm ngọt sinh con gái, thèm chua sinh con trai"?

Phương pháp dự đoán giới tính bé yêu dựa vào sở thích ăn uống là điều mà nhiều phụ nữ thắc mắc trong giai đoạn đầu của thai kì. Vậy quan niệm “thèm ngọt sinh con gái, thèm chua sinh con trai” liệu có đúng?

Khi mang thai, thói quen ăn uống của phụ nữ có những thay đổi rõ rệt. Có người thèm các món chua, mặn hoặc một số chị em lại thèm đồ ngọt. Sự thèm ăn này ảnh hưởng thế nào đến giới tính thai nhi?

Empty

Dự đoán giới tính thai nhi theo các biểu hiện thai kỳ được nhiều mẹ bầu ưa chuộng (Ảnh minh họa)

Giải mã tình trạng thèm ăn bất thường khi mang thai

Theo ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có rất nhiều lý do giải thích cho việc tại sao mẹ bầu lại thèm món ăn nào đó trong thời gian ốm nghén.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của nội tiết tố khi mang thai. Sự biến đổi này khiến cảm nhận hương vị thức ăn bị thay đổi và mẹ bầu cảm thấy thèm một món ăn nào đó khác trước kia.

Ngoài ra, việc cơ thể sản phụ thèm một loại thức ăn nào đó có thể được hiểu như một tín hiệu rằng, cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng đó do nhu cầu của em bé tăng cao.

Các nghiên cứu gần đây cho rằng ốm nghén chính là phản ứng tương tác giữa mẹ và thai nhi, do đó mỗi lần mang thai, các mẹ bầu có thể nghén các món hoàn toàn khác nhau.

"Điều này cũng tương tự với hiện tượng thèm những thứ không phải là đồ ăn, cơ thể đang báo động rằng mẹ bầu đang thiếu một loại nhóm chất nổi bật nào đó có trong thứ mà mẹ thèm như sắt, magie, caroten... Đôi khi, việc thèm một loại thức ăn nào đó có thể chỉ đơn thuần phụ thuộc vào cảm giác và sự thay đổi tâm trạng của người mẹ", BS Thành phân tích.

mang thai

Thèm ăn khi mang thai là do thay đổi của nội tiết tố (Ảnh minh họa)

Món ăn mẹ thèm có thể dùng để đoán trước giới tính bé không?

Nhiều quan niệm dân gian cho rằng nhìn vào nhiều yếu tố trong quá trình thai sản có thể giúp đoán biết được giới tính con, trong đó điển hình là món ăn mà mẹ thèm.

Tuy nhiên, theo nam bác sĩ sản khoa, hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các món ăn mẹ bầu thèm ăn và giới tính của đứa trẻ. Vì vậy, tất cả những suy đoán chỉ dựa vào kinh nghiệm của người đi trước, hoàn toàn có thể đúng hoặc sai.

“Các cảm giác thèm ăn hoặc những trạng thái ốm nghén khác chỉ là dấu hiệu gợi ý những sự thay đổi trong cơ thể của mẹ trong khoảng thời gian mà nội tiết tố có sự biến động,” Bs Thành nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng khuyến cáo rằng, tuy ốm nghén là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, nhưng nếu mẹ bầu ốm nghén quá nặng nề hoặc có những dấu hiệu bất thường, gia đình hãy đưa sản phụ tới các bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra sớm nhất có thể.

“Thai kỳ là một quá trình yêu cầu sự cẩn trọng của mẹ cùng với sự hỗ trợ phối hợp của gia đình và y tế”, bác sĩ Thành nói.

-->> 3 lý do khiến phụ nữ mang thai “sáng nắng, chiều mưa”

Thúy Ngà  
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Vì sao ăn nhiều muối lại 'làm yếu' chuyện phòng the?
Vợ bầu nguy kịch vì chồng không cho nhập viện để… chờ ngày đẹp
Xem thêm