Chủ nhật, 24/11/2024 06:01     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/12/2017 08:48

Sau ly hôn có được quyền thăm nom, chăm sóc, đưa đón con hay không?

Căn cứ vào quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền, nghĩa vụ thăm nom con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là quyền của cha, mẹ...

Có được thăm con, đưa đón con sau khi đã ly hôn hay không?

Hỏi: Vợ chồng tôi có hai người con. Sau khi chia tay tòa án chia mỗi người nuôi một cháu. Tuy nhiên, mỗi lần tôi về xin phép gia đình anh ta cho đón cháu ra ngoài nhưng gia đình anh ta cấm cản không cho đón con, còn anh ta trốn không ra mặt, để mọi người trong gia đình anh ta quát mắng tôi. Tôi mong luật sư tư vấn có nên kiện anh ta không và tôi phải làm như nào cho đúng pháp luật?

Trần Huế - Phú Thọ

quyen-nuoi-con-sau-ly-hon-0844

Luật hôn nhân gia đình quy định rõ việc chăm sóc, đưa đón, thăm con sau khi ly hôn (Ảnh minh họa)

Trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp thì hai vợ chồng bạn đã ly hôn và người chồng của bạn là người được trực tiếp nuôi một con, còn một con còn lại do bạn nuôi. Tuy nhiên, sau khi ly hôn cả chồng và gia đình chồng bạn đều ngăn cản không cho chị được thăm nom, chăm sóc con. Để xác định việc làm của chồng bạn là đúng hay sai và đưa ra giải pháp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì cần xem xét các phương diện sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, việc ly hôn của cha mẹ không làm ảnh hưởng đến việc quyền, nghĩa vụ chăm sóc, trông nom, giáo dục con của cha, mẹ. Cụ thể, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trong trường hợp của bạn, thì sau khi ly hôn, bạn và chồng bạn mỗi người được giao trực tiếp nuôi một con. Do vậy, đối với người con mà chồng bạn nuôi thì chồng bạn được xác định là người trực tiếp nuôi con còn bạn được xác định là người không trực tiếp nuôi con. Theo quy định của Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người không trực tiếp nuôi con phải có quyền và nghĩa vụ sau:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".

Đồng thời, cha, mẹ người trực tiếp nuôi con cũng không được quyền cản trở người không trực tiếp nuôi con gặp con và chăm sóc con theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền, nghĩa vụ thăm nom con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là quyền của cha, mẹ, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do vậy, sau khi ly hôn, bạn - người không trực tiếp nuôi cháu hoàn toàn có quyền, nghĩa vụ chăm nom người con mà chồng bạn đang nuôi, không ai có quyền cản trở. Do vậy, việc chồng bạn và những người trong gia đình chồng bạn ngăn cản không cho bạn thăm cháu, đón cháu đi chơi, chăm sóc, quan tâm cháu được xác định là hành vi trái pháp luật.

Để đảm bảo quyền thăm nom của mình, bạn có thể thỏa thuận thương lượng với chồng bạn, gia đình chồng bạn để yêu cầu họ không cản trở việc bạn thăm nom, chăm sóc con vì hành vi của họ đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của bạn đối với người con của mình. Nếu chồng bạn và gia đình chồng bạn không đồng ý thì bạn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về gia đình như Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội liên hiệp phụ nữ thôn, xã hòa giải, và yêu cầu họ cho bạn được quyền thăm nom con. Nếu chồng bạn và gia đình chồng vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm nom con của bạn thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn 1900 6198)

P.V  
Cuộc sống 9 hộ gia đình 'mắc kẹt' nơi nghĩa trang: Ngày nghe kèn, đêm tiếng thầy cúng
7 năm chống chọi ung thư, đau đáu một điều mong con được học hành khôn lớn
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Thanh Hoá: Gần 100 hộ gia đình thị xã khốn khổ vì đường điện tự làm từ 20 năm trước
Ông nội cắm sổ đỏ cứu cháu mắc bệnh tim hiểm nghèo
Khám chữa bệnh BHYT được chi trả như thế nào từ ngày 1/7?
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm