Thứ sáu, 26/04/2024 02:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 06/07/2022 05:30

Sáng nào con cũng chậm học, cha mẹ thử 3 cách này

Sáng nào con cũng chậm học vì tính chậm chạp khiến cha mẹ “phát điên”. Gặp tình huống này hãy thử 3 cách để giúp con đến lớp đúng giờ.

Sáng nào chị Dung cũng bắt gặp cảnh chị Ly hàng xóm hối thức đưa con đi học: “Nhanh lên con, muộn bây giờ. Có nhanh lên không thì bảo, tháng này con đi muộn mấy lần rồi đó”.

Một lần tan làm, chị Dung tình cờ gặp chị Ly đưa con về. Chị Ly vội vàng đi trước còn đứa con cứ bình tĩnh theo sau, ngó nghiêng xung quanh rồi té ngã. Chị Ly quay lại nhìn con rồi bất lực thở dài. Chị Ly muốn mở miệng thúc giục con trai đi nhanh lên nhưng không hiểu sao lại chẳng muốn thốt nên lời. Nhìn tình cảnh này của 2 mẹ con, chị Dung thắc mắc không biết chuyện gì đã xảy ra.

Khi nghe chị Dung hỏi han, chị Ly như được trút hết tâm tư muộn phiền trong lòng mình. Hóa ra cả tháng nay con trai chị Ly đi học muộn quá nhiều nên chị đành phải đích thân đưa con đến trường.

Nhưng ngay cả như vậy, khi đón con về, chị vẫn bị cô chủ nhiệm của con gọi lại trao đổi. “Cô giáo yêu cầu tôi phải thường xuyên thúc giục con hơn. Tôi không ngừng thúc giục nó nhưng càng làm thế con lại càng chậm chạp. Nó mất tới 10 phút mới đi xong đôi giày, từ nhà tới trường chỉ mất 15 phút đi bộ mà con tôi đi mất nửa tiếng”.

Nghe xong, chị Dung chẳng biết khuyên thế nào vì chính con chị cũng không nhanh hơn con chị Ly là mấy.

tre cham chap Giadinhonline

Ảnh minh họa.

Tại sao trẻ chậm chạp, đợi bố mẹ giục mới làm?

Trẻ bị rối loạn nhịp điệu

Mặc dù trẻ em kiểm soát cơ thể kém hơn người lớn nhưng chúng cũng có nhịp điệu riêng. Cha mẹ thường đánh giá con cái theo tiêu chuẩn riêng của họ trong nhiên khả năng của đứa trẻ đương nhiên không tốt bằng người lớn.

Vì vậy cha mẹ sẽ có tâm lý lo lắng và biểu hiện ra ngoài bằng cách thục giục trẻ.

Khi cha mẹ thúc giục con cái, họ đang phá vỡ nhịp sinh hoạt con. Trẻ không theo kịp nhịp độ của người lớn nên ngày càng chậm.

Mang lại cảm xúc tiêu cực cho trẻ

Nếu cha mẹ không thúc giục trẻ hành động, trẻ làm gì cũng lề mề. Tuy nhiên, khi cha mẹ cứ thúc giục, trẻ sẽ dần nảy sinh tâm lý nổi loạn, chống đối, cố tình làm chậm.

Làm thế nào để trẻ có tác phong nhanh hơn?

Trên thực tế, một số cha mẹ thúc giục con cái hoàn toàn không theo thói quen, bởi vì thấy con lề mề sẽ nổi cáu. Nhưng trong suy nghĩ của đứa trẻ, phản hồi mà nó nhận được là hành vi của nó quá chậm, dẫn đến sự thiếu tự tin.

tre cham chap Giadinhonline

Ảnh minh họa.

Tôn trọng nhịp điệu của trẻ

Việc trẻ vận động theo nhịp điệu của chính mình là điều chắc chắn sẽ rất thoải mái và thuận tiện. Cha mẹ nên nhận ra điều này, chấp nhận và tôn trọng nhịp điệu riêng của trẻ.

Khi trẻ di chuyển chậm, cha mẹ không nên thúc giục trẻ theo nhịp của mình.

Rèn luyện ý thức về tốc độ

Trước đó, cha mẹ cần tìm hiểu xem sự chậm chạp của trẻ là cố ý hay vô ý. Tùy theo từng trường hợp mà cha mẹ nên đưa ra những hình phạt hoặc phần thưởng cho vấn đề nhanh chậm của con mình.

Ví dụ, nếu trẻ có thể mặc quần áo trong thời gian quy định, hãy mua cho trẻ cùng một món đồ chơi đã chờ đợi từ lâu.

Nếu không đến muộn trong một số ngày liên tục, cha mẹ đưa con đi xem một bộ phim chúng yêu thích. Điều này có thể cải thiện sự nhiệt tình của trẻ.

Giúp con xây dựng nhận thức về thời gian

Nhiều trẻ em không có khái niệm hoặc cảm giác trực quan về thời gian. Trong trường hợp này, cha mẹ nên dạy trẻ có ý thức về thời gian.

Ví dụ, đặt đồng hồ báo thức, quy định rằng việc gì đó phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định và việc đó phải kết thúc trước khi đồng hồ đổ chuông.

Theo thời gian, trẻ sẽ hình thành được khái niệm thời gian và dần tăng tốc hành động của mình trong tiềm thức.

-> Trau chuốt ngoại hình, diện đồ hiệu cho con khi còn nhỏ: Tốn tiền, phản tác dụng

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?
Đồ dùng trẻ em thương hiệu Richell được phân phối bởi Magicwave 
Bắt quả tang con trộm tiền
5 cách giúp con tăng vốn từ vựng
Có nên trả tiền để con làm việc nhà?
5 cách giúp bậc cha mẹ có con đồng tính (LGBT) cảm thấy hạnh phúc, an toàn
Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý
Nghệ thuật phê bình con
'Sống chung' với con tuổi teen nổi loạn
3 điều dù đắn đo mấy cũng tuyệt đối không được nói với con
Vì sao cha mẹ nên ôm con mỗi ngày?
Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng?
5 nguyên tắc dạy con của người Mỹ giúp trẻ thành công từ trên ghế nhà trường
Chiều chuộng vô cớ, cha mẹ không hay đang 'bào mòn' phước lành con cái
Tôi không thể sinh con gái
Xử lý thế nào khi ông bà nuông chiều cháu quá mức?
Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?
Trẻ đồng cảm và phát triển kỹ năng xã hội nhờ thường xuyên chơi búp bê
Sai lầm cha mẹ khiến con trai 20 tuổi mới học cách buộc dây giày
Trẻ có 5 dấu hiệu chứng tỏ được nuông chiều quá mức
Xem thêm