Thứ sáu, 22/11/2024 22:15     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 08/10/2023 05:30

Rước loạt bệnh nguy hiểm vì thói quen xem điện thoại khi đi vệ sinh

Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh là thói quen của nhiều người nhưng hành động này có thể khiến bạn mắc loạt bệnh nguy hiểm.

Một cuộc khảo sát 9.800 người trưởng thành về việc “Bạn có sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh hay không?” do NordVPN thực hiện cho kết quả 65% người được hỏi thừa nhận họ sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh hoặc trong nhà tắm.

456

Ảnh minh họa.

Thực tế này không chỉ mới xuất hiện khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến, mà trước đó chúng ta thường “giải trí” khi đi vệ sinh bằng sách, báo, tạp chí hay bất cứ thứ gì có thể khiến con người tập trung.

Với nhiều người, việc dùng điện thoại khi đi vệ sinh có vẻ là một cách tuyệt vời để tận dụng thời gian và tránh nhàm chán, các bác sĩ cảnh báo rằng sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Theo tiến sĩ Roshini Raj, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế NYU Langone, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Cải tạo đường ruột”, khi sử dụng điện thoại, con người có xu hướng ngồi ở đó lâu hơn mà trên thực tế chúng ta không nên đi vệ sinh nhiều hơn 10 phút trong trạng thái bình thường. Tuy nhiên bà cũng thừa nhận không có tiêu chuẩn cụ thể nào trong vấn đề này, nhưng việc đi vệ sinh quá lâu có thể dẫn đến các bệnh lý tiềm ẩn.

Thứ nhất, ngồi trong thời gian dài làm tăng áp lực quá mức lên các tĩnh mạch ở hậu môn trong trực tràng dưới, gây ra bệnh trĩ. Một phần nguyên nhân dẫn đến việc này là do thiết kế của bồn cầu khiến khu vực hậu môn, trực tràng trùng xuống thấp hơn so với phần được cơ đùi nâng đỡ. Khi vùng hậu môn và trực tràng không được nâng đỡ, các bộ phận này giống như treo lơ lửng, từ đó gây ra áp lực lên các tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Raj nhận định việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh và không đi vệ sinh có thể khiến cơ thể bỏ qua ‘tín hiệu’ bài tiết từ đó dẫn đến táo bón. Theo đó, nhu động ruột là tên gọi của các cơn co thắt tiến triển giúp di chuyển phân qua ruột đến trực tràng. Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài mà không làm bất cứ điều gì có thể cản trở quá trình đó.

Thứ hai, môi trường ở phòng vệ sinh hoặc phòng tắm ẩm ướt dễ tạo khí dung cho vi khuẩn phát triển và lây lan ra các bề mặt gần đó như tay vịn, nút ấn, cuộn giấy,... Khi tay chúng ta chạm vào những nơi này và nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn, rồi cầm điện thoại, vi trùng sẽ di chuyển lên điện thoại và sau đó nhiễm lại vào tay mỗi khi cầm điện thoại mà không hề biết.

789

Ảnh minh họa.

Các bệnh có thể mắc phải nếu sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Nhiễm khuẩn

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, điện thoại di động còn bẩn hơn cả bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Điện thoại di động được cho là có E.coli, loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm.

Mặt khác, đây cũng không phải vi khuẩn duy nhất bạn có thể nhiễm trong nhà vệ sinh. Những người có thói quen dùng điện thoại trong nhà vệ sinh còn có thể nhiễm vi khuẩn Norovirus gây viêm dạ dày, ruột hay Salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Nguy cơ mắc bệnh trĩ

Như đã nói ở trên, khi vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, thời gian con người ngồi trên bồn cầu sẽ kéo dài hơn. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể sẽ chịu áp lực lớn. Đây chính là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Hạn chế năng lực tư duy

Điện thoại di động làm gián đoạn suy nghĩ và sự tập trung. Ngoài ra, vừa dùng điện thoại vừa đi vệ sinh còn hạn chế khả năng giải quyết các vấn đề có tính quyết đoán trong cuộc sống.

Rối loạn chức năng sàn chậu

Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu ở 1 tư thế có thể khiến chức năng của cơ sàn xương chậu bị ảnh hưởng, không còn đủ khỏe để nâng đỡ các cơ quan như ruột, bàng quang, âm đạo.

--> “Rước bệnh” vì thói quen để bàn chải đánh răng trong phòng tắm

Phương Anh (Theo Healthline)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm