Thứ hai, 20/05/2024 16:41
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/10/2017 10:12

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng

Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến phát biểu của các Đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ và Hội trường về Dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật, đại diện Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan, đơn vị hữu quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị để chỉnh lý Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Khuyến khích hợp tác với cá nhân và tổ chức nước ngoài trong việc trồng rừng

Cho ý kiến về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng quy định tại Điều 89, Điều 90 của dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám – Kon Tum nhận định, quy định như dự thảo Luật là khá đầy đủ.

1 (1)_600x434

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám – Kon Tum phát biểu tại Hội trường - Ảnh: Đình Nam

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là vốn để trồng rừng với người dân khá khó khăn. Qua thực tế về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho thấy, phần lớn các hộ được giao đất lâm nghiệp hay được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng đều không có vốn để trồng nên đất rừng đã được giao khá lâu nhưng vẫn còn để trống. Họ đều có nguyện vọng nhà nước có nhiều dự án trồng rừng để người dân có cơ hội tham gia.

Đại biểu nhận thấy, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần có cơ chế để hộ gia đình, cá nhân được liên kết với cá nhân và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để tranh thủ nguồn lực tài chính cho việc trồng rừng. Do vậy, đại biểu đề nghị bổ sung tại Điều 89, Điều 90 quyền và nghĩa vụ của gia đình và cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng quyền hợp tác với cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong hoạt động trồng rừng.

Đề nghị quy định rõ vấn đề quản lý nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm

Về vấn đề quản lý nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển – tỉnh Lâm Đồng cho biết, Điều 108 dự thảo Luật quy định cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Kiểm lâm là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý việc bảo vệ rừng.

Tuy nhiên theo Điều 109 và Điểm b Khoản 1 điều 110 của Dự thảo thì Kiểm lâm lại có nhiệm vụ bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Như vậy lực lượng Kiểm lâm vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ rừng trong đó có thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ rừng, vừa trực tiếp bảo vệ rừng. Đây cũng là cơ chế hiện nay đang thực hiện trên thực tế. Không ít ý kiến cử tri cho rằng cơ chế này thể hiện nhiều bất cập, lực lượng kiểm lâm cùng lúc làm hai chức năng, thực tế có những trường hợp lực lượng kiểm lâm thoái hóa biến chất lại chính là lực lượng tiếp tay cho lâm tăc, trực tiếp phá hủy rừng nhưng lại không có cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu.

Do đó, đề nghị Dự thảo cần xây dựng được cơ chế quản lý, kiểm soát khoa học, tránh lạm dụng quyền lực, không giao hai chức năng quản lý trực tiếp và thanh tra, kiểm tra cho 1 cơ quan.

1 (2)_600x412

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển – tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại Hội trường

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sơn – tỉnh Hà Tĩnh cho rằng quy định tại dự thảo Luật đã có tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, cụ thể từ điều 109 đến 112 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và chế độ chính sách của kiểm lâm khá đầy đủ. Tuy nhiên chưa có quy định rõ về quản lý Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm.

Theo các quy định trong hệ thống pháp luật như Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 1972, Luật bảo vệ phát triển rừng 1991, Luật bảo vệ phát triển rừng (sửa đổi) năm 2004 … thì lực lượng kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, nòng cốt để thực hiện bảo vệ rừng, để bảo đảm cho việc thực thi, thi hành luật để bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm cũng có quyền kiểm tra thi hành pháp luật bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính, khởi tố điều tra vụ án hình sự, tạm giữ phương tiện, trang bị vũ khí công cụ hỗ trợ,…

Do đó, đại biểu đề nghị tách riêng chức năng này, không nằm trong quản lý Nhà nước; đề nghị Luật sửa đổi lần này đưa ra quy định có hiện thực hơn với lực lượng kiểm lâm; khẳng định vai trò, trách nhiệm về bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và cần dành một chương riêng hoặc một mục trong chương chứ không lẫn vào quản lý Nhà nước về lực lượng kiểm lâm.

An Khê  
Thông tin mới nhất về sự việc nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ liệt 2 chân
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Xem thêm