Thứ hai, 20/05/2024 06:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 01/11/2019 08:12

Quốc hội thảo luận giải pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Quốc hội thảo luận Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng điều kiện đặc biệt khó khăn vào sáng nay 1/11.

Ngày 1/11/2019, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Theo chương trình, trong buổi sáng nay, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Trong phiên thảo luận, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo báo cáo của Chính phủ, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, hơn 5.200 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước.

Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên, hệ sinh thái động, thực vật phong phú. Dù có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là nơi khó khăn, kinh tế xã hội phát triển chậm, tình trạng di cư tự phát chưa giải quyết được; một số hủ tục lạc hậu, tội phạm buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, buôn bán người qua biên giới... diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự.

dt(2)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày tờ trình. Ảnh: TTXVN

Để giải quyết thực trạng đó, Chính phủ xây dựng đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2030. Giải pháp chủ yếu là xây dựng, ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

"Hệ thống chính sách dân tộc cũng được rà soát, sửa đổi, bổ sung và tích hợp thành chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021- 2030", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nói và cho biết Chính phủ đã vạch ra tám dự án thành phần.

Đó là phát triển kinh tế lâm nghiệp và các dự án sản xuất tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân; hỗ trợ đất ở, cải thiện nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cấp xã, thôn, bản và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn...

Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là "rất cần thiết"

Trao đổi bên lề Kỳ họp sáng 31/10, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đề án sẽ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết căn cơ một số yêu cầu bức thiết về đời sống của đồng bào các dân tộc đồng thời góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.

ao_am

Trong những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt, nhưng hiện nay vẫn là nơi khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH phát triển chậm nhất

Cụ thể, Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) chỉ rõ, việc Quốc hội phê duyệt Đề án là một bước tiến rất lớn, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tổng thể các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Điểm đổi mới lần này là Quốc hội ban hành chính sách và bố trí nguồn lực, đảm bảo Đề án hoạt động hiệu quả.

“Trước đây, Quốc hội ban hành chủ trương, Chính phủ ban hành chính sách còn nguồn lực tùy theo điều kiện và khả năng của từng giai đoạn ngân sách để bố trí. Từ đó, xuất hiện tình trạng có những chính sách đã ban hành nhưng không có nguồn lực để thực hiện. Bước đột phá lần này là Quốc hội ban hành chính sách, xác định mục tiêu, nhóm giải pháp lớn và bố trí nguồn lực để thực hiện một cách đồng bộ”, đại biểu nhấn mạnh.

Một điểm đáng chú ý nữa, theo đại biểu, Đề án đã tích hợp hệ thống chính sách hiện hành, khắc phục được sự phân tán, chồng chéo và xác định được các cơ quan chủ quản thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chỉ rõ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là địa bàn rất khó khăn, vị trí địa lý không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, trình độ, nhận thức của người dân về công nghệ, kỹ năng, sản xuất kinh doanh... còn hạn chế. Trong khi đó, nguồn ngân sách quốc gia hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng này.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình phê duyệt Đề án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt. Nhưng hiện nay, vùng DTTS và miền núi vẫn là nơi khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Từ tình hình trên, rất cần thiết phải xây dựng Đề án nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Tờ trình nêu rõ, dự thảo Đề án gồm 6 phần: Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề án; thực trạng KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; đánh giá tác động của Đề án; tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị. Đề án thực hiện ở địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, các xã, thôn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (không bao gồm xã thuộc vùng bãi ngang ven biển và hải đảo) giai đoạn 2021 - 2030.

“Đề án là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hầu hết các bộ, ngành, địa phương và đồng bào các DTTS đồng tình, ủng hộ. Đề án sẽ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết căn cơ một số yêu cầu bức thiết về đời sống của đồng bào các dân tộc. Góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; thu hẹp dần khoảng cách với vùng phát triển; xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

-> Đề án phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Hướng tới an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững

Hạnh Nguyên  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm