Thứ sáu, 19/04/2024 20:03
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 24/06/2022 07:00

Quá tuổi quy định, đã có con tiêm HPV được không?

Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi đều được khuyến cáo tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. Vậy quá tuổi quy định, đã sinh con tiêm HPV có còn hiểu quả không?

Là một trong 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, ung thư cổ tử cung đã và đang là mối nguy hàng đầu đe dọa sức khỏe, tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 500.000 trường hợp mắc mới và có khoảng 250.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do căn bệnh này có thể tăng lên đến 443.000 người, gấp đôi các ca tử vong liên quan đến các tai biến sản khoa.

Riêng Việt Nam ghi nhận có hơn 4.000 ca mắc mới mỗi năm và hơn 2.000 ca tử vong. Thêm vào đó, chi phí điều trị ung thư vùng cổ tử cung khá cao, gây sức ép không nhỏ đến nguồn lực kinh tế. Và căn bệnh này cũng để lại hệ lụy nặng nề cho sức khỏe, tâm sinh lý và hạnh phúc của người phụ nữ.

ungthu

Ung thư cổ tử cung là một trong 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới (Ảnh minh họa)

Ai có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung:

- Nhiều bạn tình

- Bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người khác.

- Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi)

- Cá nhân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung

- Gia đình có tiền sử bị ung thư cổ tử cung

- Hút thuốc

- Bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia

- Mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch

- Con sinh ra có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu người mẹ đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES- thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai) trong khi mang thai.

Các bác sĩ cho rằng, biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung chính là tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9 - 26 tuổi.

hpvv

Vắc xin HPV phòng ngừa 90% ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa)

Quá tuổi quy định, đã có con tiêm HPV được không?

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên - Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho biết, nhiễm HPV hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên để giảm tỷ lệ mắc bệnh chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm ngừa vaccine.

Tuy nhiên, có một thực tế là virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Đặc biệt với người có quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, hệ miễn dịch suy giảm, dinh dưỡng kém thường tỷ lệ nhiễm HPV khá cao.

"Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Việc quan hệ tình dục và đã nhiễm virus chỉ có ý nghĩa là vắc xin sẽ không đạt được hiệu quả mong đợi chứ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe", nữ bác sĩ cho hay.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng nhấn mạnh: Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi đều được khuyến cáo tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. Có thể tiêm phòng HPV cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí từng nhiễm HPV.

“Vắc xin này có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm nếu tiêm đúng chỉ định và thời gian. Vì vậy, sau khi sinh em bé xong thì em có thể tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung”, bác sĩ Yến nói.

-->> Người đã quan hệ tình dục có nên tiêm vaccine HPV?

Kim Ngân  
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Vì sao ăn nhiều muối lại 'làm yếu' chuyện phòng the?
Xem thêm