Thứ tư, 15/05/2024 19:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 28/11/2018 17:56

Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em: Cha mẹ đừng né tránh nữa!

Ngày 28/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức buổi tập huấn “Lồng ghép giới cho thành viên các cơ quan tiến hành tố tụng và cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ”.

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), từ năm 2010 đến năm 2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên 1.544 vụ vào năm 2014. Như vậy, trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục, hay cứ 8 giờ trôi qua lại có ít nhất một trẻ bị xâm hại tình dục.

Thế nhưng, số lượng trẻ bị xâm hại tình dục vẫn chưa phản ánh đúng sự thật. Theo ông Khổng Ngọc Oanh, Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an), một trong những nguyên nhân là do sự lỏng lẻo và những “khoảng trống” trong hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em, gây bất cập trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này.

Chế tài xử phạt tuy có nhưng “nhiều khi không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý”. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, dù đã có bằng chứng rõ ràng, thậm chí có dấu hiệu hình sự, lại được xử lý theo cách “hòa giải”.

Quy trình tố tụng thiếu chặt chẽ và thiếu nhạy cảm gây thêm tổn thương và thiệt thòi cho nạn nhân và gia đình. Nhiều cán bộ trong các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, thay vì thực hiện trách nhiệm của mình lại đổ lỗi cho phụ nữ và trẻ em là thiếu hiểu biết hoặc không hành xử đúng mực.

Thay vì nghiêm khắc nhận trách nhiệm và củng cố, tăng cường các giải pháp bảo vệ, xử lý bạo lực và lạm dụng tình dục lại quy trách nhiệm cho phụ nữ và trẻ em phải tự bảo vệ mình. Ngoài ra, vẫn có quan niệm cho rằng, trẻ bị xâm hại thì cũng đừng tố cáo vì làm vậy là “vạch áo cho người xem lưng”.

Trước thực trạng này, bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một gia đình hay một cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội nào, mà đó là trách nhiệm chung của các bộ, ngành liên quan, của cả xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò trọng tâm.

xamhaitinhductreem

Các nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục trẻ em đều bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm lý, tình cảm. (Ảnh minh họa: Một nạn nhân bị xâm hại tình dục khi chưa tròn 13 tuổi)

“Sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ em ngày càng phức tạp, mỗi thời có những cách dạy con khác nhau, cha mẹ trước tiên cần trang bị kiến thức cho bản thân để có thể trở thành chỗ dựa tin cậy của con cái. Hãy trò chuyện và giải đáp những thắc mắc của trẻ về vấn đề nhạy cảm này thay vì né tránh. Khi con đến tuổi trưởng thành với những thay đổi về tâm sinh lý và tình cảm, bố mẹ cần dành thời gian chia sẻ, tâm sự với trẻ nhiều hơn để có những định hướng lành mạnh cho sự phát triển của trẻ.

Nếu con bị xâm hại tình dục, cha mẹ không nên trách mắng hay có bất kỳ thái độ bực tức nào với con. Lúc này, cha mẹ cần phải tỏ ra nhẫn nại, yêu thương chăm sóc và quan tâm trẻ hơn. Đồng thời, các cơ quan pháp luật đều phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin người bị hại, không được phép công khai sự việc nếu gia đình nạn nhân yêu cầu.

Nếu việc xảy ra đã có quá nhiều người biết, có ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống thường nhật của trẻ, thì cha mẹ nên thay đổi môi trường sống của trẻ trong một thời gian nhất định. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tăng cường khả năng chấp nhận sự thật đối với tâm lý của trẻ, hãy cho con biết, bất kể người ngoài có nói gì đi chăng nữa, con phải luôn tin tưởng rằng con không hề có lỗi gì trong chuyện này”, ông Oanh nhấn mạnh.

Theo Hội LHPN TP Hà Nội, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em, Hội đã có nhiều chương trình, đợt tập huấn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác tham gia giải quyết các vụ việc xâm hại trẻ em.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho hay: “Trước những vụ việc xâm hại, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN các cấp cần kịp thời lên tiếng để bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em theo đúng quy định của pháp luật, vừa có lý vừa có tình để tránh gây những tổn thương không cần thiết cho các bên liên quan”.

Theo các ý kiến của đại biểu, trẻ bị xâm hại tình dục thường khó hồi phục về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện vẫn còn nhiều bất cập khiến công tác phòng chống xâm hại tình dục chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Bạo lực với trẻ em và xâm hại tình dục trẻ em thường để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Đặc biệt, trẻ bị xâm hại tình dục thường khó hồi phục về cả thể chất lẫn tinh thần. Song, hiện vẫn còn nhiều bất cập khiến công tác phòng chống xâm hại tình dục chưa đạt hiệu quả mong muốn. Do vậy, chúng ta cần phải cải tiến luật pháp và có hình thức xử lý nghiêm khắc thì những hành vi xâm hại tình dục trẻ em mới có thể thuyên giảm được.

Thu Hường  
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Xem thêm