Thứ sáu, 19/04/2024 04:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/06/2022 06:30

Ổ vi khuẩn từ những vật dụng quen thuộc trong nhà

Ngay cả khi bạn cố gắng giữ cho không gian sống sạch sẽ hoàn hảo nhưng có một số góc và đồ vật là ổ chứa vi khuẩn nhiều người không nghĩ tới.

Túi vải tái sử dụng

Những chiếc túi vải là lựa chọn thân thiện với môi trường khi đi mua sắm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người hiếm khi giặt túi. Chúng thường được dùng để đựng thực phẩm nên các mảnh vụn có thể còn sót lại bên trong túi. Vi khuẩn có thể sinh sôi và bám vào các thực phẩm mới nếu bạn không giặt túi thường xuyên.

Tốt hơn hết bạn nên dùng mỗi chiếc túi cho một loại thực phẩm khác nhau, giặt thường xuyên bằng chất tẩy rửa, rũ bỏ hết rác bên trong thường xuyên và nên dùng hộp nhựa đựng thịt thay vì dùng túi vải.

do gia dung Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tay cầm nắp nồi

Hầu hết mọi người thường xuyên rửa nồi nhưng bỏ qua phần tay cầm nắp nồi. Tay cầm có các rãnh nhỏ, trong đó chất cặn tích tụ lại. Điều đó có thể dẫn đến vi khuẩn sinh sôi, gây hại nếu chúng tiếp xúc với tay hoặc thức ăn của bạn.

Để làm sạch kỹ lưỡng, thi thoảng hãy tháo ốc vít để tách chúng ta, ngâm trong nước ấm có pha giấm để loại bỏ hoàn toàn mọi vi khuẩn.

do gia dung Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Rây lọc

Rây lọc là đồ dùng mọi người thường không rửa cẩn thận nhưng vì chúng có những lỗ nhỏ nên cần một kiểu làm sạch khác.

Cách tốt nhất để làm sạch rây lọc là ngâm trong chậu nước sạch và một ít chất tẩy rửa trong khoảng 15 phút để các chất cặn bã ra. Sau đó, đặt rây lọc dưới vòi nước đang chảy và cọ bằng bàn chải lông. Một chiếc bàn chải đánh răng cũ đã được khử trùng trước có thể rất hữu ích.

do gia dung Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Mặt trên của tủ và tủ lạnh

Khi dọn bếp, nhiều thường lau tủ một cách hời hợt. Ngoài làm sạch bên trong tủ, bạn cũng đừng bỏ qua bụi bẩn tích tụ trên nóc tủ. Bụi bẩn và vi khuẩn có thể rơi trực tiếp vào thực phẩm của bạn.

Bạn nên dành chút thời gian trong lịch trình bận rộn của mình để làm sạch nóc tủ lạnh và tủ đựng thức ăn. Lau tủ bằng khăn ẩm hoặc với một ít nước và chất tẩy rửa sẽ rất hiệu quả. Dầu mỡ bị bắn ra có thể bám vào các khu vực này, khiến chúng bẩn hơn bạn nghĩ.

do gia dung Giadinhonline (4)

Ảnh minh họa.

Chổi quét nhà

Nghe thì có vẻ kỳ quặc nhưng không hiểu sao mọi người lại hay quên vệ sinh những thứ mình dùng để làm sạch. Rất nhiều thứ không hợp vệ sinh bị mắc kẹt giữa các sợi lông của cây chổi.

Bạn có thể dùng tay hoặc mang găng tay để gỡ sạch rác. Ngoài ra, với chổi nhựa, hãy thường xuyên ngâm chúng trong nước xà phòng ấm để làm sạch và phơi khô.

do gia dung Giadinhonline (5)

Ảnh minh họa.

Cây lau nhà

Cũng giống như chổi, cây lau nhà là một trong những dụng cụ vệ sinh dễ bị bỏ quên nhất, có lẽ vì mọi người có xu hướng cho rằng cứ nhúng cây lau nhà vào xô nước là đã sạch.

Trên thực tế, chổi lau nhà thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm khiến nó trở thành nơi hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi. Sau đó, bạn lại dùng nó lau khắp nhà vì nghĩ rằng như vậy là đang làm sạch nhà cửa.

Một mẹo làm sạch chổi lau nhà đơn giản là giặt bằng nước và bột giặt/nước giặt sau khi sử dụng. Bạn cũng có thể thêm một ít thuốc tẩy hay bất kỳ chất tẩy rửa nào mà bạn thường dùng. Điều quan trọng nữa là phải phơi khô chổi lau nhà đúng cách.

Với hai bước đơn giản này, chổi lau nhà của bạn sẽ được vệ sinh sạch sẽ và không có mùi hôi.

do gia dung Giadinhonline (6)

Ảnh minh họa.

Thùng rác

Thùng rác là nơi sinh sôi của các bệnh lây nhiễm tại nhà. Điều này đặc biệt đúng khi đặt trong phòng tắm và nhà bếp. Chỉ thay túi rác thường xuyên thôi không đủ.

Để làm sạch thùng rác, bạn hãy dùng bàn chải cọ nhà vệ sinh hoặc chổi lông cứng dài để cọ sạch triệt để thùng rác. Sau khi chà kỹ, cọ sạch lại lần nữa trong vòng 5 phút. Rửa sạch và lau khô lại thùng rác với vòi phun nước hoặc vòi hoa sen. Cuối cùng, dùng khăn lau khô hoặc để khô tự nhiên ngoài không khí.

do gia dung Giadinhonline (7)

Ảnh minh họa.

Bọt biển rửa bát

Bọt biển rửa bát thường là một trong những nguồn vi khuẩn chính ở nhà, do chúng thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Tốt nhất, bạn nên thay mới thay thường xuyên nhưng trong suốt thời gian sử dụng, điều quan trọng là phải rửa chúng bằng xà phòng hoặc sản phẩm khử trùng ngay sau khi bạn sử dụng xong. Bằng cách đó, lần sau khi bạn rửa bát, chúng sẽ không để lại dấu vết của bụi bẩn và vi khuẩn.

do gia dung Giadinhonline (8)

Ảnh minh họa.

Rãnh dĩa

Nếu rửa dao kéo theo cách thủ công, bạn có thể đã nhận thấy rằng việc làm sạch khoảng trống nhỏ giữa các đầu nĩa có thể khó khăn như thế nào.

Một cách tuyệt vời để loại bỏ tất cả những thứ đó là ngâm dĩa trong chậu nước ấm có pha chút giấm và sau đó rửa sạch chúng.

do gia dung Giadinhonline (9)

Ảnh minh họa.

Tay nắm cửa

Vì thường xuyên tiếp xúc với tay của chúng ta, tay nắm cửa có xu hướng tích tụ bụi bẩn. Bạn nên biết rằng bạn chỉ nên làm sạch chúng ở bên ngoài vì cố gắng bôi các sản phẩm làm sạch bên trong có thể làm hỏng chúng.

do gia dung Giadinhonline (10)

Ảnh minh họa.

Giá đựng dao

Những hốc nhỏ được thiết kế để chứa đồ dùng sắc nhọn đủ lớn để rất nhiều bụi và mảnh vỡ có thể được lưu trữ trong đó. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải làm sạch đồ vật đúng cách theo thời gian.

do gia dung Giadinhonline (11)

Ảnh minh họa.

Để làm sạch giá dựng dao, bạn nên rửa thủ công bằng nước và chất tẩy rửa bát đĩa và cuối cùng để nó khô hoàn toàn. Bằng cách này, chúng ta sẽ không làm bẩn thực phẩm khi cắt.

-> 7 mẹo làm sạch phòng tắm không phải cọ rửa trong nhiều giờ

T. Linh (Theo Brightside)  
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Liên tiếp các trường hợp tử vong, ngừng tim khi chạy bộ: Bác sĩ khẩn thiết đưa cảnh báo
Trẻ bị sổ mũi, hắt hơi: Nguyên nhân và giải pháp
Phạm 4 điều kiêng kỵ khiến nhiều người ngộ độc khi uống sữa
4 bệnh truyền nhiễm lây lan do sóng nhiệt
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Chú rể nhập viện cấp cứu ngay trong ngày cưới
Người ăn nhanh và ăn chậm, ai khỏe hơn?
Tin lời 'ngậm vòng chữa viêm họng”, người phụ nữ nuốt luôn chiếc vòng đá
Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh
Dễ tức giận là dấu hiệu của bệnh gì?
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Xem thêm