Thứ sáu, 17/05/2024 10:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 26/09/2020 06:00

Nước mắt sau bão

Gần 1.300 ha “vàng trắng” của hàng nghìn hộ dân ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bỗng chốc biến thành củi sau cơn bão số 5 khiến cuộc sống của nhiều người dân nơi đây rơi vào cảnh lao đao .

Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từng được biết đến là địa phương trồng cây cao su đầu tiên tại tỉnh này và hiện là thủ phủ cây “vàng trắng” của địa phương khi những năm qua, cây cao su đã trở thành ngành kinh tế chủ lực cho hơn 1.800 hộ dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, sau khi bão số 5 (Noul) đổ bộ, chỉ tính thiệt hại cây cao su không kể cây trồng khác, 1.600 hộ dân tại xã Phong Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, đa số các hộ dân bị thiệt hại từ 2 đến 4ha, khoảng 30 hộ thiệt hại từ 10 đến 15ha.

120193251_1260316027646853_2193856710213717079_n

Hàng nghìn ha cao su ở xã Phong Mỹ (Phong Điền) bị đổ gãy sau bão số 5

Hàng trăm héc ta cây xanh đổ gãy

Về Phong Mỹ trong những ngày này, tiếng máy cưa, máy nổ đang rền vang cả một vùng quê vốn dĩ rất yên bình. Cây cao su đang độ lớn được cắt ra thành từng đoạn dài chừng hơn 1m tập kết thành đống. Một lượng lớn gỗ cao su đang được bốc lên xe ô tô tải bán cho các đầu mối thu mua ở tỉnh Quảng Trị.

Bên diện tích cây cao su gãy đổ nằm la liệt, ông Nam (thôn Hưng Thái, xã Phong Mỹ) ngậm ngùi cho biết, gia đình ông có gần 10 héc ta cao su, được trồng từ năm 1995 - 1996 đã thu hoạch 3 đến 4 năm, nhưng bão số 5 ập đến đã làm đổ gãy, tan hoang.

“Hầu hết các hộ trong xã đều bị thiệt hại. Phải tranh thủ cưa cây bán vớt vát được đồng nào hay đồng đó chứ cây cao su bị gãy đỗ nhiều quá, vài ba ngày nữa nhà máy họ không mua xuể”, ông Nam nói.

120133379_3762616743771575_7489650844727873713_n

Người dân đang cưa hạ những gốc cao su bị đổ gãy để bán củi

Đưa chúng tôi đến vườn cao su mới mua lại của một người khác, anh Trần Thanh Ngọc (37 tuổi) chia sẻ, anh không phải là người dân ở địa phương nhưng sang xã Phong Mỹ lập nghiệp gần 1 năm nay. Gia đình anh vay ngân hàng, đầu tư cả vốn liếng gần 700 triệu đồng nhưng chưa thu lại được gì thì đã bị bão làm hư hỏng.

"Số cây cao su bị hư hại nếu bán gỗ tạp cũng chỉ được vài chục nghìn/cây. Số cây trụ lại được đều nghiêng ngả cả, thêm một trận gió lớn nữa sẽ bật gốc chắc cũng cưa bán luôn chứ không để lại làm gì. Vay tiền ngân hàng với mong muốn làm kinh tế thoát nghèo, nhưng giờ rơi vào tình thế này chắc phải bỏ rẫy về lại với ruộng", anh Ngọc than thở.

"Vàng trắng” đem bán củi

Gia đình bà Vân có 11 héc ta cây cao su đang tuổi thu hoạch mủ. Vườn cây này chủ yếu trồng từ năm 1996 - 2003, trong đó có 3 héc ta cây hơn 10 năm mới mua hơn 700 triệu đồng vừa thu hoạch mới được vài đợt nay bị thiệt hại nặng.

Theo bà Vân, người trồng cây cao su đầu tư rất nhiều công sức, sau hơn 7 năm mới bắt đầu khai thác mủ được, nhiều hộ mới khai thác được 1- 2 năm nay bị thiệt hại. Những người tự trồng đỡ thiệt hại hơn còn người bỏ tiền mua lại mới khai thác được 1- 2 năm thì điêu đứng.

120184511_328246275102757_6667528134340715573_n
120246631_1737773023042529_7044010751879257329_n

Số lượng lớn gỗ cao su được bán cho những đầu mối thu mua ngoài tỉnh Quảng Trị.

Ông Trần Minh Tân – Trưởng thôn Hưng Thái cho biết, mỗi tấn thân cây cao su có kích cỡ như trên chở ra tới nhà máy ở Khu công nghiệp Quán Ngang (tỉnh Quảng Trị) được bán với giá khoảng 1,5 triệu đồng/tấn.

Giá ở nhà máy vẫn bình thường nhưng thực tế có nhiều người họ mua được thì mua không thì thôi. Còn phần củi cây cao su thì bán như lấy tiền công, tiền xe chứ không được mấy tiền.

Loại này chở ra đến Quảng Trị bán được khoảng 520.000 - 550.000 đống/tấn, trong đó tiền công cưa ít nhất 160.000 đồng/tấn, tiền xe chở 230.000 đồng còn lại chỉ khoảng 100.000 đồng/tấn.

120154504_1026234957849881_6112340055679259876_n

Cao su đỗ gãy khiến nhiều hộ gia đình ở xã Phong Mỹ rơi vào tình cảnh lao đao

Cây sao khu khi đứng bán còn được giá, một cây như thế được mấy tạ gỗ, bây giờ gãy đổ có cây chỉ lấy được một vài khúc nên không được mấy tiền.

"Cách đây 1 tháng, có vườn cao su to và đẹp của một người dân trên địa bàn đã được trả giá 400.000 đồng/cây nhưng không bán, bây giờ cũng bị gãy la liệt gần hết rồi”, một người dân cho biết thêm.

Trao đổi với báo Gia đình Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Chung – Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết, địa phương từ lâu nay chưa có cơn bão nào gây thiệt hại nặng và nhanh như cơn bão số 5 vừa qua. Hiện ước tính thiệt hại riêng diện tích cao su trên địa bàn là 250 tỷ đồng. Nhanh nhất thì phải khoảng 1 tháng người dân mới có thể bán hết được số cây cao su bị đổ gãy.

Theo ông Chung, trước việc vườn cao su bị đổ gãy, đơn vị đã tham mưu lên huyện khuyến khích người dân trong thời gian tới chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc là trồng lại theo mật độ phù hợp nhằm tạo công ăn việc làm và kiếm thêm thu nhập.

“Xã đang thống kê mức độ thiệt hại về cao su của từng hộ dân để có tờ trình xin cấp trên hỗ trợ khắc phục", ông Chung nhấn mạnh.

Nhìn cả rừng “vàng trắng” gãy đổ la liệt đang chờ cưa hạ, người dân nơi đây như đứt từng khúc ruột. Bao nhiêu kỳ vọng tốt đẹp nay bỗng chốc rơi vào cảnh nợ nần.

Nguyễn Hiền  
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành tuyên truyền an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách
Hơn 130 phụ huynh Hải Phòng được tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 75 tuổi bị u tiền liệt tuyến
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Xem thêm