Thứ bảy, 23/11/2024 01:30     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 04/07/2014 08:41

Nữ sinh liệt nửa người được bố cõng đi thi đại học

“Em luôn khát khao được cắp sách đến trường. Kỳ thi đại học, em đăng ký vào ngành Công nghệ đa phương tiện với ước mơ trở thành kỹ sư tin học, chuyên làm phim hoạt hình, lập trình game…”, nữ sinh bị liệt nửa người chia sẻ.

Kỳ thi đại học đợt 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội đón tiếp thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt, Nguyễn Thị Mai Phương (19 tuổi), ở phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

12 năm học, bố mẹ thay nhau cõng con đến trường

Chúng tôi gặp Phương tại nhà riêng, căn nhà 3 tầng ở trong khu đô thị Nam La Khê, quận Hà Đông. Dáng người mỏng manh, lưng gù, tay chân tong teo nhưng Phương vẫn cởi mở, lạc quan.

Bà Nguyễn Thị Kim Chung (48 tuổi), mẹ em kể, thủa lọt lòng, em sinh ra cũng bụ bẫm như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng khi được 8 tháng tuổi, Phương không không lẫy được. Gia đình thấy bất thường đã đưa em lên Bệnh viện Nhi Trung ương khám thì phát hiện ra căn bệnh còi xương. Kể từ đó, bệnh nặng hơn, Phương bị liệt nửa người, chân tay tong teo. Mọi sinh hoạt hằng ngày của Phương đều phải dựa vào người thân trong gia đình.

nu-sinh-liet-nua-nguoi-duoc-bo-cong-di-thi-dai-hoc-giadinhonline.vn 1

Em là Nguyễn Thị Mai Phương ở phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

Đi lại khó khăn, nhưng trong tâm trí Phương lại luôn nuôi khát khao được cắp sách đến trường. Bố mẹ thấy con quyết tâm rồi cũng gật đầu đồng ý. Lên cấp 2, Phương học ở trường cách nhà hơn 1km. Cấp 3, Phương học trường THPT Quang Trung, cách nhà hơn 2km. Suốt 12 năm theo học, ngày nắng cũng như mưa em được cha mẹ thay phiên nhau cõng đến trường. Và rồi hình ảnh người cha cõng con đến trường trước mỗi giờ học cũng không còn lạ lẫm đối với học sinh trường THPT Quang Trung.

Bà Chung cho biết, lúc nhỏ bị bệnh, cứ thấy ai mách bảo là gia đình lại đưa Phương đi khám, chữa trị. Năm lên 6, thấy đồn có ông thầy lang ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chữa khỏi nhiều bệnh, gia đình đã đưa Phương lên điều trị 8 tháng liền nhưng rồi bệnh tình không thuyên giảm. Thời gian qua đi, số tiền gia đình chi ra cho việc chữa trị cho con hết gần trăm triệu đồng.

nu-sinh-liet-nua-nguoi-duoc-bo-cong-di-thi-dai-hoc-giadinhonline.vn 2

Trong buổi sáng Phương được bố cõng đến trường làm thủ tục dự thi

“Lúc con đi học, ngày mưa, nắng chúng tôi đều thay nhau đưa con đến trường đúng giờ. Tôi thấy vất vả, khó khăn nhất là thời điểm con khoảng 5 tuổi, lúc đó Phương hay bị sốt, viêm phổi. Có những đêm tôi phải thức trắng đến sáng vì con bị sốt nặng”, bà Chung nói.

Nhà Phương có 3 chị em, Phương là cả trong gia đình, sau Phương là em gái học lớp 9 và em trai học lớp 1. Bố Phương làm việc cho công ty thiết bị về giáo dục trường học. Mẹ em giảng dạy ở Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trên địa bàn.

Ước mở trở thành kỹ sư tin học, làm phim hoạt hình

Phương cho hay, suốt 3 năm học phổ thông, em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến xuất sắc. Tổng kết cuối năm học em đạt số điểm 7,9. Sức khỏe yếu nên Phương không đi học thêm mà tự học ở nhà. Kỳ thi đại học em dự thi khối A1, ngành Công nghệ đa phương tiện, Học viện Bưu chính Viễn thông.

“Em thích ngành Công nghệ đa phương tiện bởi vì ngành này có nhiều ứng dụng hay như sản xuất phim truyền hình, lập trình game, thiết kế website. Thêm nữa, là ngành này phù hợp với sức khỏe của em. Sau này nếu như ra trường em có thể ngồi làm một chỗ, ít phải đi lại”, Phương nói.

nu-sinh-liet-nua-nguoi-duoc-bo-cong-di-thi-dai-hoc-giadinhonline.vn 3

Phương viết nét chữ khá đẹp, em đã từng được thầy cô chấm điểm 10 môn Văn

Phương cho biết thêm, em học đều tất cả các môn học, nhưng bản thân em vẫn thích môn lịch sử hơn hẳn. Bởi vì khi học lịch sử được tìm hiểu về lịch sử đất nước qua các thời kỳ kháng chiến, những nhân vật lịch sử nổi tiếng. Em cũng cảm thấy môn này khá thú vị.

Dù nắm chắc kiến thức các môn học nhưng trước kỳ thi Phương khá lo lắng. Em mới ôn kiến thức các môn được khoảng 60 đến 70%.

Song song việc cho Phương tham gia kỳ thi, gia đình Phương đã làm hồ sơ gửi lên Hội đồng tuyển sinh của trường xin xét tuyển thẳng vào Học viện Bưu chính Viễn thông. Hiện tại, gia đình đang chờ phản hồi từ nhà trường.

Nói về dự định trong tương lai, Phương lạc quan nói: “Em vẫn thích được đi học tiếp. Do vậy, dù không đỗ vào trường đại học em vẫn muốn học tiếp hệ cao đẳng, theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư tin học”.

Tags:
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Xem thêm