Thứ năm, 02/05/2024 04:05
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Lớn lên và gắn bó với nghề gốm Bát Tràng, nghệ nhân Nguyễn Thị Mai Hương được truyền nghề từ nhỏ nhưng 10 năm nay chị mới thực sự tự mình mày mò cho những đam mê với khát vọng đưa gốm Việt vươn ra thế giới.
BT

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhiều đời gắn bó với "nghiệp gốm" nên ngay từ nhỏ nghệ nhân Mai Hương đã “bén duyên” với nghề. Tuổi thơ của chị là những ngày theo chân bố mẹ vào xưởng, vào lò nung gốm với thứ đồ chơi là những khối đất thô mộc.

Được chạm vào gốm, tận mắt xem những người thợ nặn, khắc, vẽ, nung để tạo ra những tác phẩm độc đáo đáo mỗi ngày đã khiến tình yêu với nghề gốm đến với chị từ lúc nào không hay.

DSC_0364
Nghệ nhân Nguyễn Thị Mai Hương

“Sớm được tiếp nhận những tinh hoa của nghề gốm, sớm thấu hiểu những vất vả, khó khăn của nghề. Cứ thế, nghề đã giúp tôi lớn lên, trưởng thành và đem đến cho tôi thành công như ngày hôm nay” – Nghệ nhân Mai Hương chia sẻ.

Đam mê, yêu thích nghề gốm từ bé nhưng chị Mai Hương chính thức bước vào nghề làm gốm chuyên nghiệp từ năm 1995. Thời gian này, chị vừa học đại học vừa tham gia làm gốm cùng bố mẹ tại xưởng sản xuất gốm sứ và xưởng sản xuất nguyên vật liệu gốm sứ của gia đình.

DSC_0129

Thấy con đam mê nghề, bố mẹ chị vừa kèm nghề vừa hướng dẫn cho chị từ khâu tạo hình, bố cục sản phẩm, dạy cho chị biết cách pha chế xương, men, hướng dẫn chị biết trang trí sản phẩm gốm có vẽ, chạm trổ, đắp nặn.

Khi đã vững vàng, đủ tự tin với nghề, năm 2012 nghệ nhân Mai Hương quyết định mở xưởng sản xuất gốm sứ và thành lập doanh nghiệp để sản xuất các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và xuất khẩu.

DSC_0130

Với tâm niệm muốn phát triển cần phải không ngừng sáng tạo, đổi mới nên trong những năm làm gốm, vợ chồng chị kết hợp với anh trai là nghệ nhân Nguyễn Thanh Bình mời chuyên gia gốm sứ của Trung Quốc đến để chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ đốt lò trong môi trường khử, môi trường Oxy.

Đặc biệt, chị cũng tích cực tìm tòi, học hỏi thêm nghệ thuật, bí quyết làm gốm của các quốc gia khác. Được nghệ nhân gốm sứ Fukuda (Nhật Bản) chia sẻ các bí quyết, chị còn lặn lội sang Nhật để học hỏi, tìm tòi thêm về màu men, cách phối màu và công nghệ làm gốm từ nước bạn. Do đó các sản phẩm gốm sứ của chị làm ra được nâng cao về chất lượng thẩm mỹ, mẫu mã ngày càng phong phú và khác biệt.

DSC_0152

Để giữ nghề, phát triển nghề, mỗi người nghệ nhân cần có màu sắc của riêng mình. Người làm gốm chuyên nghiệp phải giữ được bản sắc ấy. Ý thức được điều đó, nghệ nhân Mai Hương đã nghiên cứu và ứng dụng thành công đoạn pha chế màu tạo màu vẽ hoa văn băng màu trên men trắng, hoa văn màu hiện đại trên nền men gốm màu, đặc biệt là tạo hoa văn hiện đại trên nền men rạn truyền thống bằng những nguyên liệu có sẵn.

DSC_0171

Theo nghệ nhân Mai Hương, cách trang trí bằng phương pháp các lớp màu vẽ chồng lên màu trên men phải có hiểu biết về thẩm mỹ và kỹ thuật sử dụng màu và men cũng như sự hiểu biết về phản ứng tạo màu trên men với nhiệt độ nung phù hợp.

BT2

Để tạo ra một tác phẩm gốm thủ công mất rất nhiều thời gian, công sức. Một tác phẩm hoàn thiện về hình dáng, màu sắc, nghệ thuật không hề đơn giản mà cần sự kiên trì, nhẫn nại. Thêm vào đó người thợ muốn giỏi nghề cần phải có đam mê và tố chất như một người nghệ sĩ biết cảm nhận cái đẹp, có như vậy các tác phẩm gốm mới có hồn.

bat trang

Với lòng yêu nghề cùng tâm huyết, tài năng của mình, những miếng đất vốn vô tri, vô giác qua bàn tay nghệ nhân Mai Hương đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Để không ngừng đổi mới và tìm kiếm cơ hội cho nghệ thuật gốm sứ Việt Nam bước ra thế giới, nghệ nhân Mai Hương tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình. Những tác phẩm gốm sứ của chị được xuất đi nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả rập Xê út….

Gần 30 năm tâm huyết gắn bó với nghề gốm, nghệ nhân Mai Hương vẫn miệt mài tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo, thiết kế sản phẩm mới, áp dụng cải thiến kỹ thuật và đầu tư công nghệ mới, máy móc mới để nâng cao chất lượng sản phẩm.

7f86b7d7a601645f3d10
Nghệ nhân Mai Hương chia sẻ hình ảnh sản phẩm

Nhiều sản phẩm do chị thiết kế đã giành được nhiều giải thưởng cao, giấy khen, bằng khen của các bộ, ban ngành, UBND thành phố và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế.

“Tôi luôn mong muốn góp công sức của mình để gìn giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống của cha ông và sự phát triển của nghệ thuật nghề gốm tại tại Bát Tràng”, nghệ nhân Mai Hương chia sẻ.

-> Người "giữ lửa" bên dòng Nhị Hà

Thùy Linh – Nam Anh - Hảo Hảo  
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xe hình dáng quan tài giá 700 triệu đồng
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Ăn uống trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
Tại sao giá túi Hermes Birkin lại đắt đỏ?
Xem pháo hoa dịp lễ 30/4 - 1/5 ở đâu?
Đau bụng âm ỉ cả tháng, bất ngờ phát hiện xương cá đâm xuyên thành ruột
Xem thêm