Thứ tư, 09/07/2025 22:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 13/08/2024 05:00

Nỗi buồn "rốn lũ" Thủ đô (Kỳ 1): Đến hẹn lại lên

Được mệnh danh là "rốn lũ" của Thủ đô Hà Nội, cứ mỗi khi mùa mưa lũ đến là người dân xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) lại cực khổ trăm bề.

Đang hì hục quét dọn rác thải, bùn đất trong nhà ra ngoài sân sau đợt mưa lũ vừa qua, bà Nguyễn Thị Nhẫn (67 tuổi, ở xóm Đông, thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) cho biết, đêm ngày 23 rạng sáng 24/7, mưa to làm nước lũ tràn qua đê sông Bùi khiến gia đình bà và nhiều hộ trong xóm bị ngập sâu.

Nước dâng lên nhanh ngập quá đầu người, có chỗ nước mấp mé tới nửa căn nhà nên vợ chồng bà Nhẫn chỉ biết cố gắng di dời đồ đạc, vật dụng trong nhà lên các vị trí cao hơn để tránh hư hỏng.

Dù đã có kinh nghiệm đối phó với ngập lụt từ những năm trước, gia đình bà Nhẫn như nhiều hộ dân khác trong thôn đã tôn cao nền, xây nhà trên nền cao, nhưng năm nay khi lũ tràn về dù ở trong nhà nhưng nước vẫn ngập đến ngang bụng.

Bà Nguyễn Thị Nhẫn (67 tuổi, ở xóm Đông, thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) chỉ tay vết nước lũ ngập còn lưu lại trên tường nhà.

Trong hơn chục ngày bị "cô lập" hoàn toàn bởi nước lũ, vợ chồng bà Nhẫn phải kê 5 viên gạch to để đôn cao chiếc giường lên khỏi mặt nước vì việc di chuyển, đi lại đều phải sử dụng thuyền.

"Buổi tối khi đi ngủ, phải bơi thuyền đến tận nơi rồi mới trèo được lên giường. Nói là ngủ nhưng có chợp mắt được tí nào đâu vì xung quanh toàn là rác rưởi, cóc nhái theo nước lũ tràn vào tận giường", bà Nhẫn kể.

Suốt những ngày mưa ngập, việc ăn uống, sinh hoạt của vợ chồng bà Nhẫn cũng như nhiều hộ dân khác cực kỳ bất tiện. Bà Nhẫn cho biết mỗi khi đói chỉ ăn uống bằng mì tôm, nước lọc cho xong bữa chứ ngồi xung quanh nước lũ bẩn thỉu, tanh hôi rất khó chịu.

Vợ chồng bà Nhẫn phải kê 5 viên gạch to để đôn cao chiếc giường lên khỏi mặt nước.

Chỉ tay vào những bao tải được kê gọn gàng trên giá đỡ trước hiên nhà, ông Đỗ Đình Tâm (chồng bà Nhẫn) cho biết, ngay khi mưa lũ về đã nhờ con cháu, hàng xóm láng giềng tập trung đưa hơn 1 tấn thóc từ dưới nhà ngang "chạy lũ" lên cao hơn. Số thóc này là tài sản giá trị nhất của hai vợ chồng nên ông Tâm cho biết phải bảo quản thật cẩn thận vì nếu để ngâm nước lâu là sẽ hư hỏng hết.

Trong những ngày mưa ngập, bà Nhẫn cho biết mỗi khi đói chỉ ăn uống bằng mì tôm, nước lọc cho xong bữa chứ ngồi xung quanh nước lũ bẩn thỉu, tanh hôi rất khó chịu.
Hơn 1 tấn thóc là tài sản giá trị nhất của vợ chồng bà Nhẫn được đựng trong những thùng tôn này đã được đưa lên cao "tránh lũ" kịp thời trước khi bị ngập.

Đứng thẫn thờ nhìn ruộng khoai lang hơn 4 sào chuẩn bị cho thu hoạch nhưng giờ chỉ còn trơ cọng đang thối rữa do bị ngâm hơn chục ngày trong nước, chị Đỗ Thị Yên (SN 1974, thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) thở dài thườn thượt vì bao công sức chăm bón giờ trôi theo dòng nước.

Ngoài ruộng khoai lang 4 sào bị mất trắng, trong trận lũ lụt vừa qua vườn trồng cây ăn quả hơn 6 sào gồm bơ, bưởi, na.... của gia đình chị Yên cũng bị thối gốc, khô héo gần hết do ngập nước.

"Ngâm nước lâu như thế này thì thối hết gốc rễ chứ sống làm sao được nữa. Bao tiền của mua cây giống, bao công sức chăm bẵm giờ mất hết", chị Yên chua xót nói.

Chị Đỗ Thị Yên (SN 1974, thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) đứng bên vườn khoai lang đã hỏng hết do bị ngập nước do mưa lũ.

Theo chị Yên, trong những ngày mưa lũ, do đã quá quen với việc ngập lụt nên nhà nào cũng có một hai chiếc thuyền, mủng phòng khi nước ngập là sẵn sàng di chuyển người và vật nuôi lên khu vực cao hơn. Tuy nhiên, đối với cây cối, hoa màu thì việc di dời là bất khả thi. "Người và đồ đạc còn chạy kịp chứ cây cối, hoa màu thì đành chịu với trời", chị Yên nói.

Do là khu vực trũng nhất nên thôn Nam Hài là một trong 4 thôn của xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt mưa lũ vừa qua.

Vào giai đoạn cao điểm, nhiều chỗ nước dâng tới gần mái nhà. Đường bê-tông trong thôn cũng chìm sâu trong nước gần 2m khiến các hộ dân phải di chuyển bằng thuyền. Nhiều gia đình bị ngập sâu khiến cây trồng, hoa màu, vật nuôi, thuỷ sản bị mất trắng.

Thống kê sơ bộ của UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) cho thấy, trận mưa lũ vừa qua đã làm ngập, ảnh hưởng 1.183ha lúa, 354ha rau màu, 243ha cây ăn quả, 1.703ha nuôi trồng thủy sản, 4.893 gia súc và 184.912 gia cầm... Giao thông nội đồng bị ngập giảm từ 15.000 xuống 7.000m.

Tổng chiều dài đê, hồ, đập bị sạt lở là 12.110 m. Mực nước sông Bùi trên mức báo động 3 (mức nguy hiểm nhất), uy hiếp nhiều tuyến đê. Đê sông Bùi, sông Đáy đi qua Chương Mỹ đã xảy ra nhiều sự cố sạt lở, rò rỉ, bục thân khiến nước tràn vào làng xã. Một số xã bị ảnh hưởng nhiều nhất của huyện Chương Mỹ như Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tốt Động.... bị ngập nặng nề.

Nhóm PV  
Thi công Dự án Trạm biến áp 500kV Thái Bình và đường dây đấu nối
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm vận hành Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
'Thần đồng' Đỗ Nhật Nam ra sao sau 10 năm du học?
SHB FC Academy: Mùa hè ý nghĩa của con, mùa hạnh phúc của bố mẹ
Nữ cử nhân lần đầu làm phiên dịch thể thao tại VTV Cup 2025: “Vừa run, vừa tự hào”
Gia đình ngư dân Quảng Ninh tất bật thu hoạch hàu sữa
Lắp mái che, trùm bạt cục nóng điều hòa có tốt không?
Bãi biển Nam Sầm Sơn ngập rác bèo tây
Dự kiến đấu nối dự án TBA 220kV Vũng Áng trong tháng 7/2025
Đủ điều kiện đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Thọ 2 và đường dây đấu nối
Hành trình hồi sinh sự sống trên chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines
Ngày làm việc đầu tiên ở phường gần 200.000 cư dân tại Thanh Hóa
10 chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2025: Đóng BHXH tự nguyện được hỗ trợ tới 50%
Phó giáo sư 36 tuổi làm Bí thư xã biên giới tại Thanh Hóa
Truyền tải điện miền Tây 1 triển khai các giải pháp giảm tổn thất điện năng truyền tải
Người trẻ chia sẻ thức uống để bản thân mỗi ngày là một ngày tươi bất chấp nắng nóng, deadline
'Bữa trưa 0 đồng' tiếp sức sĩ tử thủ đô
Dự án TBA 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối tăng tốc về đích
'Chiến sĩ' thầm lặng tiếp sức mùa thi trên đảo
Ánh mắt cha trong ngày con thi tốt nghiệp
Xem thêm