Thứ năm, 21/11/2024 19:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 06/01/2023 15:10

Nợ của Hoàng Anh Gia Lai có đáng lo ngại?

Tổng nợ ngân hàng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ đỉnh điểm ở mức 28.000 tỷ đồng hiện nay đã giảm xuống còn 8.000 tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế nói rằng, khoản nợ này là hoàn toàn bình thường, không có gì phải ầm ĩ…

Với tình hình kinh doanh tươi sáng, Tập đoàn HAGL của bầu Đức sẽ xoá hết nợ ngân hàng trong năm 2024-2025. Thực tế, trong lộ trình trả nợ này của mình, nợ ngân hàng của HAGL đã giảm từ 28.000 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 8.000 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2022.

Giảm nợ gốc, kinh doanh tươi sáng nhờ bán heo

Nhìn lại cơ cấu nợ của HAGL, tính đến cuối tháng 9/2022, công ty này có đến hơn 68% là dư nợ trái phiếu.

Cụ thể, trên thị trường, HAGL đã phát hành 3 lô trái phiếu, trong đó lô trái phiếu có hạn mức lớn nhất là HAGLBOND16.26 do HAGL phát hành ngày 30/12/2016, kỳ hạn 10 năm. Điều này khác hẳn với các lô trái phiếu thường bị nhà đầu tư e ngại thời gian gần đây của các doanh nghiệp bất động sản với thời gian gian đáo hạn chỉ 3-5 năm.

Giá trị phát hành của lô trái phiếu là 6.600 tỷ đồng, hiện đang lưu hành 5.876 tỷ đồng, thời gian đáo hạn vào 5 năm nữa, tức cuối năm 2026. Khoản vay này nhằm mục đích bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và tái cấu trúc nợ vay của tập đoàn.

Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này là quyền sử dụng đất tại một loạt các bất động sản là diện tích trồng cao su tại Lào và Campuchia cũng như một số bất động sản khác thuộc sở hữu của tập đoàn.

Tháng 8/2022, HAGL có động thái minh bạch thông tin về tình hình hoạt động, vay nợ, mối quan hệ giữa ngân hàng cùng công ty liên quan là HAGL Agrico như công bố doanh thu, lợi nhuận thường xuyên, liên tục, khoản nợ và tài sản đảm bảo tại ngân hàng - điều mà rất hiếm doanh nghiệp nào trên thị trường thực hiện được.

Thông tin được công bố vào tháng 9/2022 cho thấy, Tập đoàn đã trả trước hạn hơn 600 tỷ đồng trái phiếu. Trong năm 2022, tình hình kinh doanh của HAGL liên tục khởi sắc với những thông tin tích cực. Cụ thể, kết thúc năm 2022, HAGL đã vượt kế hoạch đã đề ra với doanh thu đạt 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.120 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên trong 8 năm qua HAGL chạm mức đỉnh cao lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng.

Sâu thêm về tình hình tài chính, doanh nghiệp của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã không ngừng cải thiện đòn bẩy tài chính của mình. Thể hiện rõ nhất qua dư nợ đang dần được thu hẹp, từ mức hơn 23.000 tỷ đồng vào năm 2019 xuống chỉ còn hơn 8.000 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2022.

Đặc biệt, nếu HAGL thu được hết khoản nợ từ HNG thì nợ ngân hàng sẽ giảm xuống dưới 6.000 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản của HAGL đang ở mức gần 20.000 tỷ đồng - một tỷ lệ được đánh giá là an toàn hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành nông nghiệp, chăn nuôi.

Như vậy, tổng thể chung bức tranh tài chính của Hoàng Anh Gia Lai, có thể thấy quy mô nợ của doanh nghiệp đã giảm nhờ nỗ lực cải thiện, thanh toán các khoản nợ gốc, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi cho thấy HAGL đang đi đúng hướng. Sự vực dậy này đều nhờ bầu Đức tìm ra lối đi mới cho HAGL thông qua việc chuyển hướng kinh doanh đánh dấu với chiến lược “một cây một con” (cây chuối, con heo) và thương hiệu “heo ăn chuối” Bapi.

So nợ với các “anh em” cùng ngành

Cùng thị phần của HAGL là các doanh nghiệp lớn trong mảng chăn nuôi như Masan, Dabaco, BaF…

Đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp phân phối thịt lợn là Tập đoàn Masan (HoSE: MSN). Xét cơ cấu tài sản của Masan, tính đến cuối tháng 9/2022, tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp này giảm đến 73% so với đầu năm, đồng thời cơ cấu nguồn vốn chuyển dần từ nợ dài hạn sang nợ ngắn hạn, gây áp lực tài chính lên doanh thu và lợi nhuận.

hagl

Đoàn cổ đông tham quan nông trại của HAGL tại Lào.

Dư nợ của Masan tính đến cuối quý III/2022 đạt 92.830 tỷ đồng trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và trái phiếu hơn 40.100 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính và vay trái phiếu dài hạn gần 20.800 tỷ đồng.

Trong số nợ vay trái phiếu dài hạn có hơn 15.100 tỷ đồng là vay trái phiếu không có tài sản đảm bảo và hơn 18.770 tỷ đồng là vay trái phiếu có tài sản đảm bảo.

Với tình hình tài chính như trên, Masan cũng thuộc top những doanh nghiệp mang trong mình “gánh nặng” nợ vay với tỉ lệ nợ vay trên tổng tài sản ở mức hơn 72%.

Đứng chung thị phần với ngành chăn nuôi thịt lợn với HAGL là Tập đoàn Dabaco (HoSE; DBC). Doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Như So cũng chịu chung gánh nặng mang tên nợ vay.

Theo đó, tổng tài sản của Dabaco tính đến cuối tháng 9/2022 đạt hơn 11.314 tỷ đồng. Nợ phải trả đạt 6.448 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, nợ vay ngắn hạn tăng 29,6% lên 3.368 tỷ đồng, nợ vay dài hạn tăng 15,6% lên 794 tỷ đồng.

Với khoản vay trên, Dabaco cũng chịu sức ép tài chính với tỉ lệ vay nợ chiếm gần 57% cơ cấu tổng tài sản của công ty tính đến hết quý III/2022.

Một doanh nghiệp khác trong nhóm kinh doanh chăn nuôi thịt lợn là Tập đoàn BAF (HoSE: BAF) cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn. Những ngày giáp Tết, tập đoàn này thông báo cắt giảm nhân sự, giảm lương và các phúc lợi khác của người lao động.

Xét về tình hình tài chính, nợ phải trả của BAF tính đến 30/9 là 3.378 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn là 5.119 tỷ đồng. Tỉ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn của tập đoàn này 65%.

Chuyên gia nói gì về khoản vay hơn 8.000 tỷ của HAGL?

ts_dinh_trong_thinh

PSG.TS Đinh Trọng Thịnh

Trao đổi với phóng viên trước thông tin về tình hình nợ vay của HAGL, chuyên gia kinh tế, PSG.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, với một số doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi thì cần có những đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, trái phiếu phát hành tại Việt Nam trong thời gian qua đa phần là ngắn hạn, chỉ 2-3 năm. Chính vì vậy, khi đầu tư chưa kết thúc một chu kỳ, doanh nghiệp có thể gặp phải một số khó khăn trong quá trình hoạt động.

Đồng thời, thị trường trái phiếu thời gian vừa qua đã chững lại, các nhà đầu tư cũng dè chừng. Trước bối cảnh đó, HAGL nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung hoàn toàn có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Tuy nhiên, khác với các lô trái phiếu thông thường, lô trái phiếu của HAGL phát hành có kỳ hạn 10 năm và sẽ đáo hạn trong vòng 5 năm nữa.

Chính vì vậy PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng khoản nợ hơn 8.000 tỷ đồng của HAGL nói chung cũng như khoản nợ trong lô trái phiếu của doanh nghiệp này nói riêng là hoàn toàn bình thường, nằm trong tầm kiểm soát của bầu Đức. “So với các doanh nghiệp khác với số nợ lên đến hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng, thì nợ của HAGL không có gì đáng lo ngại, đáng phải làm “ầm ĩ” cả”, TS Thịnh nhận định.

Thu Huyền  
SeABank ưu đãi lãi suất 0% khi vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Bosch 10 năm liên tiếp đạt
Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Acecook được vinh danh với vị trí Top 5 ngành hàng FMCG - Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Món quà tình thân giá trị nhất cho mẹ cha an hưởng tuổi già
FLC Premier Parc đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện hạ tầng nội khu
Thị trường căn hộ Hà Nội: Từ 'sốc giá' đến cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới
Black Friday 2024 tại Viettel Store: Sale ngất ngây, mua sắm thả ga
TV360 lọt top “Tiếp thị công nghệ web 3.0” tại giải thưởng quốc tế MMA Smarties Apac 2024
MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature
Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
BIDV hợp tác toàn diện VRG giai đoạn 2024 - 2029
Nagakawa giới thiệu giải pháp công nghệ số hóa xanh bền vững
Nagakawa chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Việt với AN ERP
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Vì sao Vinamilk liên tục được gọi tên tại nhiều giải thưởng về phát triển bền vững?
Chuyến bay tô cam bầu trời vì bình đẳng giới
FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown cùng màn pháo hoa rực sáng bờ biển
Prudential ghi dấu qua những khoảnh khắc” Sống lại tiếng yêu đầu”
Xem thêm