Những tài sản giá hàng tấn vàng của công tử Bạc Liêu
Không chỉ có biệt thự lớn theo lối kiến trúc nước ngoài với nội thất sang trọng, cả đời tiêu xài trên 5 tấn vàng,...Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (Ba Huy) còn là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng, sở hữu những “kho báu” vô giá...
Máy bay đầu tiên ở Nam kỳ, trị giá khoảng 100kg vàng
Không chỉ có biệt thự lớn theo lối kiến trúc nước ngoài với nội thất sang trọng, cả đời tiêu xài trên 5 tấn vàng,...Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (Ba Huy) còn là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng, sở hữu những “kho báu” vô giá…
Máy bay đầu tiên ở Nam kỳ, trị giá khoảng 100kg vàng
Không chỉ sở hữu nhiều dòng xe ô tô, đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Công tử Bạc Liêu còn sở hữu máy bay và sân bay tư nhân đầu tiên. Thời gian đó, một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại.
Trần Trinh Huy là người đầu tiên sở hữu máy bay và sân bay tư nhân.
Một hợp đồng mua máy bay, loại 2 cánh quạt, 2 chỗ ngồi, đã được Công tử Bạc Liêu ký với hãng cung cấp máy bay của Pháp. Theo một vài nguồn thông tin, giá trị hợp đồng lên đến vài chục triệu đồng Đông Dương, tương đương hơn 100kg vàng
Sau 3 năm “du học” bên Tây, cậu Ba Huy lái xe hơi như bay, lại còn lái được cả máy bay. Ngoài 2 bằng lái xe và lái máy bay, Ba Huy còn có mấy tấm bằng chứng nhận về nhảy đầm, kết quả của 3 năm ròng “du học” giữa thủ đô Paris hoa lệ.
Nhà Lớn đồ sộ và cặp giường nóng lạnh trị giá hơn 7 tỷ đồng
Nhà Lớn là tên mà người dân Bạc Liêu đặt cho tòa nhà đồ sộ, nguy nga nằm bên sông Bạc Liêu. Tuy thua về diện tích khuôn viên, nhưng về kiến trúc và mức độ đồ sộ thì ăn đứt dinh thự của quan chủ tỉnh người Tây. Đó là cơ ngơi của ông đại điền chủ Trần Trinh Trạch.
Chiếc giường này hiện nay có giá trên 7 tỉ đồng.
Ngôi nhà được xây dựng năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế, có hai tầng, hai đại sảnh. Toàn bộ vật liệu xây dựng ngôi nhà đều được chở từ Pháp sang, các đồ trang trí bên trong ngôi nhà được nhập cảng từ Ý và Hoa Kỳ. Toàn bộ các đồ sứ, đồ gỗ lại được đưa từ Trung Hoa sang.
Trong đó, đáng chú ý là cặp giường nóng lạnh giờ đây đã trở nên vô giá, không ai có thể mua được. Mỗi chiếc giường có độ cao khoảng 2,6 mét. Hai chiếc giường này còn được nhiều người đoán định làm nên từ gỗ giáng hương hóa thạch nên rất chắc chắn. Đứng cách xa gần 1m, mùi thơm vẫn bốc lên dịu nhẹ.
Ông Nguyễn Minh Hùng (TP.Bạc Liêu) đang sở hữu khoảng 3.000 cổ vật với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng, là người đang sở hữu 2 chiếc giường trước đây thuộc sở hữu của Công tử Bạc Liêu. Chiếc giường này hiện có người hỏi mua với giá 7 tỷ đồng/chiếc.
Chiếc giường của gia đình Công tử Bạc Liêu do ông Hùng sưu tầm có người hỏi mua giá 7 tỷ đồng.
Mỗi chiếc giường có chiều dài 2,5m, rộng 2m, được đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn). Toàn bộ mặt trước, mặt sau, từ trên xuống dưới chỗ nào cũng được chạm khắc cần xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo.
Đặc biệt, mặt giường được lót bằng nhiều viên đá cẩm thạch Vân Nam (Trung Quốc) nên khi nằm lên có cảm giác mát lạnh.
Theo nhiều nghệ nhân, trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30 kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg), như vậy riêng tiền ốc dùng để cẩn mỗi chiếc giường đã lên đến 6 tỷ đồng.
Có người hỏi mua một chiếc giường với giá 7 tỷ đồng, người khác ra giá 300.000 USD... nhưng ông nhất quyết không bán.
Ngoài ra, tại chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu, thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) hiện còn lưu giữ 2 chiếc giường trước kia thuộc sở hữu của gia đình Công tử Bạc Liêu, được nhà chùa mua lại của người dân vào năm 1950.
Chiếc giường lạnh tại chùa Chén Kiểu.
Chiếc giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại với nhau.
Điểm đặc biệt của 2 chiếc giường này là tuy có cấu trúc tương tự (mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng 2m) nhưng lại có tác dụng "trái cực" nhau: 1 chiếc nóng, 1 chiếc lạnh.
Sở dĩ có sự khác biệt này là do mặt chiếc giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh. Còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá cẩm thạch lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Có người đã hỏi mua mỗi chiếc giường với giá 2 tỷ đồng nhưng nhà chùa không bán.
Ông Trần Trinh Đức (con trai Công tử Bạc Liêu) cho biết các cổ vật ở chùa Chén Kiểu trước đây được trưng bày trong một dinh thự của gia đình ở Bàu Sàng (huyện Phước Long ngày nay) để tiếp đã các tá điền.
Sau năm 1945, dinh thự này bị tá điền đốt, tẩu tán toàn bộ tài sản có giá trị, sau đó có người mua về rồi bán lại cho chùa Chén Kiểu.
Gia tài trên 5 tấn vàng
Nhờ làm ăn, ông Trần Trinh Trạch đã trở thành người có số tài sản lớn nhất trong các chủ điền. Ông đã sở hữu tổng cộng gần 200.000 hécta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận. Thời ấy, nếu có ai đề nghị ông Trạch đem cơ ngơi của ông để đổi lấy vùng đất mà ngày nay là nước Singapore giàu có, chắc chắn ông sẽ lắc đầu từ chối. Diện tích đất mà ông Trạch sở hữu vào lúc cực thịnh rộng gấp 3 lần nước Singapore, đất đai ở Bạc Liêu vào thời đó cũng tốt hơn nhiều so với vùng đất ven biển của nước Singapore.
Cụm dinh thự Công tử Bạc Liêu vừa mở cửa đón khách du lịch đến tham quan trong những ngày Tết 2014
Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu (nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu).
Được biết, tổng số tài sản mà công tử Bạc Liêu được thừa hưởng và "tiêu hao" vào ăn chơi xa xỉ ước tính lên tới trên 5 tấn vàng.
Hàng độc vô giá
Một trong những người hiện đang sở hữu cổ vật của Hắc công tử là bà Phan Thị Vân (cháu gọi Ba Huy là cậu ruột, 75 tuổi, ngụ phường 3, TP.Bạc Liêu). Bà Vân hiện sở hữu 2 cặp pho tượng (tạc ông Trần Trinh Trạch và bà Phan Thị Mùi- cha, mẹ ruột của Trần Trinh Huy) vô cùng quý giá. Năm 1932, đại điền chủ Trần Trinh Trạch dự định sẽ tổ chức đại lễ mừng thọ 60 tuổi.
Cặp tượng bằng đá cẩm thạch tạc hình cha mẹ ruột của Công tử Bạc Liêu.
Trước ngày lễ một tháng, Ba Huy lên Sài Gòn rước ông Bernard - một điêu khắc sư nổi tiếng người Thụy Sĩ nhân chuyến ông sang thăm Việt Nam để nhờ đúc tượng phụ-mẫu mình. Sau nhiều ngày làm việc cật lực, ông Bernard đã đúc thành công 2 cặp pho tượng bằng đồng và cẩm thạch. 2 cặp pho tượng giống ông, bà như thật, đúng ni tấc, đặc biệt “điểm nhãn” trông như đang tươi cười.
Ông Trần Trinh Đức (con trai công tử Bạc Liêu) bên chân dung của cha mẹ (Công tử Bạc Liêu và vợ) trong khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay.
Hội đồng Trạch khi đó vô cùng ưng ý, bởi tài nghệ điều khắc của ông Bernard… 2 cặp pho tượng được đánh giá rất quý, đặc biệt là giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ. Nhiều nhà sưu tầm đồ cổ tìm đến hỏi mua, nhưng bà Vân quyết không bán với bất kỳ giá nào. “Đó là “bảo vật của gia đình, của dòng họ công tử nên phải quyết tâm giữ gìn”- bà Vân nói...
Hồng Hạnh (tổng hợp)