Chủ nhật, 19/05/2024 00:00
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 16/04/2021 11:30

Những bàn tay khuyết tật biến rác thành nghệ thuật

Từ những mảnh vải vụn tưởng như bỏ đi của các nhà may ở làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội), qua bàn tay cần cù và tỉ mỉ của người khuyết tật đã trở thành những bức tranh dân gian đầy màu sắc.

Nghệ thuật từ "rác"

Đến Trung tâm bảo tồn – phát triển lụa Vạn Phúc nằm trong làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội), không ít người bị thu hút bởi một căn phòng nhỏ, tường kính nhưng vô cùng nổi bật những bức tranh dân gian bằng vải sinh động, đầy màu sắc được treo ngay ngắn. Đó chính là Hợp tác xã Vụn Art – nơi những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, cắt, dán lụa vụn tạo nên những sản phẩm độc đáo.

Bien-rac-thanh-nghe-thuat01

Những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, cắt, dán lụa vụn tạo nên những sản phẩm độc đáo tại HTX Vụn Art.

Vụn Art được anh Lê Việt Cường thành lập lấy ý tưởng từ chủ đề tranh dân gian Việt Nam. Bản thân là người khuyết tật nên anh Cường hiểu rõ những khó khăn của những người đồng cảnh ngộ khi đi xin việc, chật vật mưu sinh hàng ngày để có thu nhập.

Từng 7 năm làm chủ một doanh nghiệp thú nhồi bông dành cho người khuyết tật và từ những mảnh vải vụn ở xưởng sản xuất đã gợi lên cho anh một ý tưởng tận dụng nguyên liệu dư thừa.

Nhưng đó mới chỉ là suy nghĩ và phải đến năm 2017, anh Cường được Phó bí thư thường trực quận ủy Hà Đông (TP. Hà Nội) góp ý làm một sản phẩm nào đó để Hội người khuyết tật ngoài công ăn việc làm còn có thể gây quỹ.

Sau nhiều ngày trăn trở, vào tháng 4/2017 anh Cường và các cộng sự chính thức bắt tay vào sản phẩm tranh ghép vải, lấy tên là Hợp tác xã Vụn, sau đó đổi thành Vụn Art.

Bien-rac-thanh-nghe-thuat04 (2)

Để tạo ra những bức tranh ý nghĩa cần sự tỉ mỉ, khéo léo của người khuyết tật.

Những ngày đầu, anh Cường đến tận nhà từng người khuyết tật để vận động họ tham gia dự án của mình. Để họ yên tâm làm việc, anh còn đảm bảo chỗ ăn, chỗ nghỉ cho những người ở xa dù sản phẩm chưa có đầu ra.

Khó nhưng không nản, anh Cường cùng các thành viên của Vụn Art lại tìm tòi, chia từng công đoạn làm tranh để dạy cho từng người một tùy vào năng lực của họ.

Những mảnh vải vụn tưởng chừng bỏ đi sau khi qua bàn tay cần cù, khéo léo của những người khuyết tật đã biến thành những bức tranh đầy màu sắc, đậm chất nghệ thuật.

Anh Cường chia sẻ thêm, những miếng vải bình thường bỏ đi khi ghép vào tranh lại có hồn, mang đậm hồn quê nét Việt, không cái nào giống cái nào, tạo sự bất ngờ cho chính người làm tranh.

Tranh ghép vải của Vụn Art được chuyển thể từ nhiều thể loại như tranh thiếu nhi, tranh đồng quê, tranh dân gian,… và có cả tranh làm theo yêu cầu. Thị trường mở rộng, HTX còn làm thêm các sản phẩm như áo, túi xách,… có họa tiết tranh ghép nhận được rất nhiều sự yêu thích.

"Tranh được tạo từ vải vụn, chỉ cần chọn lọc và cắt ghép là tạo ra được một bức tranh, có thể nói là tận dụng “rác” để tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Chính bởi tận dụng vải vụn nên mỗi bức tranh lại có một màu sắc khác nhau", anh Lê Việt Cường tâm sự.

Ghép những ước mơ

Kể từ khi ra đời, HTX Vụn Art không chỉ là nơi để anh biến ước mơ của mình thật sự thật, mà còn là nơi vẽ tiếp giấc mơ của những mảnh đời không lành lặn.

21 tuổi, Thùy An rời xứ Nghệ đến mảnh đất thủ đô đầy lạ lẫm. Tay chân run rẩy, giao tiếp khó khăn nhưng chưa bao giờ Thùy An từ bỏ ước mơ của mình. Với sự nỗ lực không ngừng, cô chỉ mất nửa tháng để học hết các kiến thức về ghép tranh. Hiện tại An đang làm công việc thiết kế ra các mẫu sản phẩm tại Vụn Art.

Bien-rac-thanh-nghe-thuat05 (2)

Đây là nơi tạo việc làm bền vững cho các đối tượng yếu thế trong đó có người khuyết tật.

"Cứ cắt thôi, phải tập luyện thật nhiều và liên tục. Khó nhất là với áo trơn, tay mình run run nên phải căn chỉnh sao cho đúng mới chuẩn xác được. Nhưng thấy áo đẹp, túi đẹp, thích lắm" - Thùy An nói, mắt ánh lên niềm vui.

Tương tự An, anh Minh (Hà Đông) mắc căn bệnh bại não nên sinh hoạt vô cùng khó khăn. Nhưng vượt lên số phận, ngày ngày anh Minh vẫn làm việc 8 tiếng bên chiếc máy tính của mình, thiết kế những mẫu mã vô cùng đặc sắc, sinh động.

Bien-rac-thanh-nghe-thuat02 (2)

Những miếng vải bình thường bỏ đi khi ghép vào tranh lại sinh động, mang đậm hồn quê nét Việt

Sau 4 năm thành lập và phát triển, Vụn Art ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng cũng như các tổ chức xã hội. Không những vậy, đây còn là nơi tạo việc làm bền vững cho các đối tượng yếu thế trong đó có người khuyết tật; bảo vệ môi trường và góp phần bảo tồn, giữ gìn, phát triển văn hóa truyền thống.

Với những đóng góp đó, năm 2019, Vụn Art vinh dự được UNESCO đánh giá là mô hình sáng tạo bền vững, vừa sáng tạo về văn hoá, phát triển sản phẩm của làng nghề Vạn Phúc vừa bền vững về việc làm cho nhóm yếu thế.

Hoàng Mai  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm