Thứ năm, 10/07/2025 02:10     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 18/06/2022 06:30

Những ai không nên ăn vải thiều?

Vải thiều là loại quả mùa hè giàu giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại vải này.

Vải là loại quả khá quen thuộc với các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Đây là loại quả được rất nhiều người ưa chuộng vì có vị ngon, ngọt, mát, trong vải cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B,C đồng, folate,..

Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng ăn vải chưa chín dễ gây tử vong, ăn vải gây viêm não Nhật Bản, phụ nữ mang thai ăn vải dễ sảy thai… khiến nhiều người hoang mang. Vậy thực hư thế nào?

vai

Mùa vải chín diễn ra vào khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm (Ảnh minh họa)

Dưới góc nhìn khoa học, các chuyên gia cho rằng thông tin trên là chưa chính xác. Thế nhưng, cũng không nên lạm dụng ăn vải quá nhiều và không phải thời điểm nào cũng có thể ăn.

Lương y Bùi Hồng Minh - Hội Đông y Ba Đình cho biết, trong đông y, quả vải có tính đại nhiệt, có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả vải chứa tới 82% là nước và 16,5% carbohydrate. Bên cạnh đó, vải còn là loại trái cây rất giàu chất xơ, vitamin C, B, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie, canxi…

“Do quả vải có vị ngọt nên nhiều người, trong đó có trẻ nhỏ thường ăn nhiều. Điều này không nên. Ăn nhiều vải sẽ gây ra một số hệ lụy như làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn. Trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ bị nhiệt, tốt nhất chỉ nên ăn 4-5 quả/lần và ngày không ăn quá 10 quả”, lương y Bùi Hồng Minh hướng dẫn.

Ăn vải khi đói không làm tăng đường huyết hay giúp giảm mệt mỏi

Trong thực tế, nhiều người nghĩ rằng quả vải ngọt, có nhiều đường nên ăn khi đói mệt sẽ làm tăng đường huyết trong cơ thể, giảm được mệt mỏi. Tuy nhiên Ths.BS Doãn Thị Tường Vi - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện 198, Bộ Công an) cho rằng, đây là quan điểm sai lầm.

Theo bác sĩ Vi, khi bụng đói, ăn vải sẽ bổ sung lượng đường quá cao làm kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say, kèm các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, cồn cào, buồn nôn.

Bác sĩ Vi khuyến cáo, tốt nhất chỉ dùng vải sau các bữa ăn để phòng tránh nóng trong cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Trong trường hợp ăn quá nhiều vải dẫn đến tình trạng say vải, nên uống một cốc nước đường để giúp cải thiện tình hình.

vai thieuu

Ăn vải lúc đói có thể gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Về thông tin ăn vải gây viêm não Nhật Bản, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế từng khẳng định, đây chỉ là tin đồn suy đoán, không chính xác và không có căn cứ khoa học. Thông tin suy diễn này bắt nguồn từ sự trùng lặp thời điểm mùa vải và mùa bệnh viêm não Nhật Bản. Mùa vải thường diễn ra vào tháng 6-7 trùng hợp vào tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, chứ không có chuyện ăn vải gây viêm não Nhật Bản.

Những ai không nên ăn vải?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người mắc các bệnh tự miễn dịch cần thận trọng khi ăn vải, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn để tránh làm cho tình trạng sức khỏe trầm trọng hơn.

an vai thieu

Trẻ em, người bị tiểu đường,... nên hạn chế ăn vải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Trẻ em là nhóm đối tượng không nên ăn nhiều vải. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn kém, gan và các cơ quan đào thải chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy ăn vải dễ làm tăng các vi khuẩn trong cơ thể khiến trẻ dễ bị bệnh.

Trẻ em cũng không nên ăn nhiều vải bởi hệ tiêu hóa còn kém, chức năng gan chưa tốt, lượng đường trong vải cao dễ làm các vi khuẩn trong cơ thể sinh sôi sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh.

Người bị tiểu đường, mụn nhọt, viêm da cũng không nên ăn vải. Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh ăn vải có thể gây ra xuất huyết và nhiễm khuẩn, không tốt cho cơ thể mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Đặc biệt, người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế và nên tham khảo chỉ định của bác sĩ khi ăn vải. Bởi khi người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose làm lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Vì vậy, không nên ăn vải lúc đói, ăn quá nhiều vải, ăn vải khi đang mắc bệnh.

Đồng thời, quả vải ngọt tạo cảm giác no khiến người bệnh không muốn ăn các loại tinh bột khác. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết đặc biệt nguy hiểm với người bị bệnh tiểu đường.

-->> Phụ nữ mang thai ăn vải thiều được không?

Kim Ngân  
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Long Châu hợp tác Bộ Y tế “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Sự thật trẻ oà khóc khi thấy người lạ 'dữ vía'
Quảng Ninh tổ chức bộ máy ngành y tế theo mô hình chính quyền 2 cấp
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Xem thêm