Nhìn gót chân mẹ hiểu được 4 phần tính cách con gái
Dân gian có câu “Lấy vợ nhìn mẹ, lấy chồng nhìn cha” chính bởi vậy cũng có câu “Nhìn gót chân mẹ, hiểu được 3 4 phần tính cách con gái".
Chúng ta xưa nay vẫn có quan niệm rằng, con cái là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất của cha mẹ. Thời xưa, người ta thường quen với việc sử dụng hình tượng ẩn dụ sinh động để giải thích, minh họa cho các vấn đề phức tạp.
"Gót chân" trong câu “Nhìn gót chân mẹ hiểu được 3 4 phần tính cách con gái” chính là để chỉ mẹ của một người con gái. Thông qua hành vi, ngôn hành của người mẹ có thể thấy được ít nhiều ưu điểm, khuyết điểm của con.
“Gót chân” cũng là hình ảnh ẩn dụ, dùng để so sánh với “những con đường, những việc hay những câu nói” mà người mẹ đã từng đi và làm. Đó cũng chính là những kinh nghiệm mà người mẹ sẽ mang theo mình để dạy dỗ đứa con của mình.
Không phân biệt cổ đại hay hiện đại, có rất nhiều tác phẩm nhấn mạnh người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái trong việc giáo dục gia đình. Nói cách khác, xem tướng mệnh của người mẹ có thể suy ra vận thế của con gái.
Ảnh minh họa.
Người ta thường nói con trai giống mẹ, con gái giống cha. Thực tế, sự di truyền về ngoại hình chỉ là một khía cạnh, vẫn còn liên quan đến nhiều phương diện khác nữa, chẳng hạn như tính cách, tính khí, sở thích,…
Đặc biệt là ở khía cạnh ứng xử, trước đây, khi dựng vợ gả chồng thì người ta thường xem cha mẹ của bên thông gia như thế nào? Dân gian có câu “Lấy vợ nhìn mẹ, lấy chồng nhìn cha”, chính bởi vậy cũng có câu “Nhìn gót chân mẹ, hiểu được 3 4 phần tính cách con gái".
Lời ăn tiếng nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, cuộc đời cũng như tính cách của con trẻ.
Nếu như thái độ và lời nói của người mẹ là bao dung, là cởi mởi thân thiện, thì điều truyền lại cho con cái chính là sự tin tưởng và niềm tin vô hạn.
Nếu như thái độ và lời nói của người mẹ là đả kích, áp chế, thì sẽ truyền lại cho con cái cảm giác bi quan, hoài nghi, từ đó, khó có thể mà thành công cho được.
Trong quá trình trưởng thành của con cái, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng và không thể xem nhẹ. Giáo dục con trẻ thường không thể tách rời khỏi ngôn hành, tính cách và cách giáo dục của cha mẹ, cha mẹ cũng cần lấy bản thân mình làm tấm gương sáng.
Ảnh minh họa.
Trên mạng có một người đặt ra câu hỏi là: "Trải nghiệm khi có một người mẹ hay phàn nàn là gì?"
Một cư dân mạng đã chân thành chia sẻ câu chuyện của mình.
“Từ khi nhận thức được, mẹ trong tâm trí tôi luôn cáu giận, hầu như ngày nào bà cũng tức giận và phàn nàn.
Dù chỉ là một việc nhỏ như nấu một bữa cơm mẹ cũng có thể phàn nàn rất lâu. Những lời phàn nàn ấy đã gây ra cho tôi rất nhiều rắc rối, và đáng buồn hơn là nó cũng dần dần thay đổi tính cách của tôi.
Sau khi kết hôn, tôi cũng trở thành một người như mẹ mình, trở nên cáu kỉnh và than phiền suốt ngày. Về sau chồng tôi không thể chịu đựng được tính cách ấy nữa và đã đệ đơn ly hôn.
Cảnh người mẹ thời thơ ấu luôn kêu ca than phiền cứ lởn vởn trong tâm trí, khiến tôi trở nên u uất và tiêu cực. Hậu quả mà những lời phàn nàn ấy để lại cho tôi vẫn còn rất nhiều, rất nhiều. Bản thân dần trở nên yếu đuối, nhút nhát, thậm chí đến mức sợ tiếp xúc với đám đông. Thật đau đớn nhưng tôi vẫn phải thừa nhận: một người mẹ chỉ biết than thở là cơn ác mộng với cuộc đời một đứa trẻ như tôi”.
Chính lời than thở của người mẹ đã từng chút một hủy hoại hạnh phúc của cô ấy, tự tay đưa con gái của mình đến một tương lai u ám đầy bất hạnh.
Những đứa trẻ hạnh phúc ngoài kia không phải vì chúng có được nhiều thứ hơn, mà vì mẹ chúng ít phàn nàn hơn
Nhất ngôn nhất hành của cha mẹ, cũng chính là “mở đường tương lai” cho con cái. Vậy nên ngay từ khi trẻ còn nhỏ, mọi hành động, lời nói của cha mẹ đều phải được cân nhắc thấu đáo vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, cuộc sống của trẻ trong tương lai.