Chủ nhật, 19/05/2024 08:41
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 01/11/2019 10:39

Nhiều Đại biểu Quốc hội tán thành phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH đã tán thành với việc thông qua Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Như báo Gia đình Việt Nam đã đưa tin, trong buổi sáng nay 1/11, Quốc hội thảo luận Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH đã tán thành với việc thông qua Đề án nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Thể chế hóa quy định tại Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Empty

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp

Các ĐBQH nhấn mạnh, cần phải có giải pháp tổng thể, khắc phục những tồn tại, hạn chế của giai đoạn vừa qua, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn... nhằm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và mức thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số so với cả nước, như mục tiêu của Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Cụ thể, phát biểu thảo luận, các đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TPHCM); Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận); Cao Thị Giang (Quảng Bình); Đàm Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận); Y Khút Niê (Đắk Lắk); Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An); Đinh Thị Bình (Phú Thọ);... nhấn mạnh ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng và tính cấp thiết về việc xây dựng và triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn....

Empty

Quốc hội thảo luận Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Cho rằng, nội dung nêu trong dự thảo đề án có tính khoa học và thực tiễn cao, các đại biểu cũng phân tích, góp ý, đề xuất một số nội dung cụ thể như Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn với việc bảo đảm quyền tự quyết của các dân tộc theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhất là bảo tồn chữ viết, tiếng nói, bảo đảm không gian sống (đất ở, đất sản xuất), nghiên cứu lịch sử phát triển... của các dân tộc thiểu số; bảo đảm cho đồng bào sinh hoạt văn hóa, tôn giáo theo quy định của pháp luật; đào tạo, bố trí cán bộ là người dân tộc thiểu số; bảo đảm quyền bình đẳng giới của phụ nữ và trẻ em gái vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi...

Các đại biểu cũng đề nghị cấp có thẩm quyền triển khai các giải pháp như đồng bộ hóa, tập trung các chính sách, nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào một đầu mối; kết hợp hiệu quả giữa đầu tư ngân sách gắn với việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện đề án, tránh tình trạng "chính sách như một loại quả đẹp nhưng đồng bào không ăn được". Hợp lý hóa các chính sách hỗ trợ; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, thông tin kết nối, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng) và nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, phát triển các mô hình sản xuất gắn với lợi thế, đặc thù của địa phương, hỗ trợ kết nối thị trường... để đồng bào phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương;...

Empty

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) góp ý kiến xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Bên cạnh đó, các ĐBQH Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận), Tống Thanh Bình (Lai Châu), Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An)... đã góp ý kiến về các nội dung: Về tên gọi: “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và mầm non”; đánh giá những thành tựu đã đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn vừa qua; mục tiêu của Đề án; phạm vi, đối tượng của Đề án; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án; kinh phí thực hiện Đề án...

Có thể thấy, công tác dân tộc ngày càng được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ quan tâm.

“Chúng tôi kỳ vọng, Quốc hội thông qua Đề án Tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số để giải quyết những khó khăn hiện nay, mang lại sự đổi thay mới, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vùng thuận lợi”, cử tri Hoàng Văn Minh (Hà Giang) gửi gắm.

-> Quốc hội thảo luận giải pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Hạnh Nguyên  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm