Chủ nhật, 19/05/2024 20:36
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 23/10/2021 07:24

Nhiệt điện than gây ô nhiễm, nguy hại khôn lường tới sức khỏe

Việc phát triển các dự án nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của con người nên cần những giải pháp năng lượng an toàn hơn để giảm nguồn phát này.

Tại hội thảo “Nhiệt điện than và sức khỏe - giải pháp năng lượng an toàn cho Việt Nam trong tương lai” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển môi trường sức khỏe (CHERAD) tổ chức ngày 22/10 tại Hà Nội, các chuyên gia dự báo các nhà máy điện than sẽ làm tăng mức ô nhiễm không khí và tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế), Giám đốc CHERAD lấy dẫn chứng tại Trung Quốc năm 2011 có 196 nhà máy nhiệt điện than ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc đã khiến 9.900 người chết sớm, 8.800 trường hợp trẻ em bị hen suyễn mới, 12.000 ca viêm phế quản mạn, 5.500 lượt nhập viện do hô hấp.

Tac-hai02

Hội thảo “Nhiệt điện than và sức khỏe - giải pháp năng lượng an toàn cho Việt Nam trong tương lai” thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học tham dự.

Tại Việt Nam ước tính theo tập đoàn điện lực Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam sản xuất 192,55 tỷ kWh điện, trong đó điện than chiếm 48,1%, tương đương 92,67 tỷ kWh.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết dự báo điện than tác động nặng nề đến sức khỏe con người khi những nhà máy điện than sẽ làm tăng nồng độ khí thải PM 2.5, SO2, NO2 trên khắp Việt Nam, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh các nhà máy nhiều km2.

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) lấy dẫn chứng tổng tác động sức khỏe từ các nhà máy điện than (hàng năm): số ca cấp cứu do hen phế quản người lớn tại Việt Nam là 330 người; số ca cấp cứu do hen phế quản trẻ em tại Việt Nam là 216 người; số ca tử vong sớm tại Việt Nam là 1.482 người.. so với nước ngoài đều cao hơn rất nhiều.

Cùng với đó, ông cũng cho biết nghiên cứu thực trạng sức khỏe môi trường tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) cho thấy, chỉ trong vòng 3 năm (2018-2020) số người ung thư, tai biến và đột quỵ chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh tại xã Vĩnh Tân từ 25,7% lên 70,6% số người bị đột quỵ, tai biến. Con số này cao hơn hẳn so với các vùng duyên hải Nam Trung Bộ và toàn quốc theo niên giám y tế năm 2018.

“Kết quả cho thấy 100% người dân cảm thấy tro xỉ, 96,1% người dân cảm thấy bụi và 94,1 là thấy tiếng ồn”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết cảm nhận của người dân về các yếu tố ô nhiễm từ khi có nhà máy điện than.

Tac-hai03

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) trình bày báo cáo tại hội thảo.

Dựa trên kết quả nghiên cứu và thực tiễn, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) đưa ra một số kiến nghị để giảm ảnh hưởng của nhiệt điện than.

Thứ nhất, các bộ, ban ngành tổ chức điều tra, giám sát môi trường xung quanh các nhà máy nhiệt điện, KCN cần xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng không khí quốc gia để đưa ra cảnh báo về ô nhiễm minh bạch.

Thứ hai, Bộ Y tế tổ chức các nghiên cứu sâu rộng hơn về tác động của nhiệt điện than đối với sức khỏe.

Thứ ba, Bộ Y tế xây dựng chính sách, hoạt động giám sát bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khó, các hoạt động truyền thông về giảm thiểu tác động sức khỏe.

Ngoài các kiến nghị trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cũng khuyến cáo người dân nên tự bảo vệ sức khỏe trước tác động của nhiệt điện than.

“Mỗi gia đình nên tự bảo vệ sức khỏe của chính các thành viên trong nhà, bên cạnh đó quét dọn nhà cửa, trồng cây và đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để hạn chế khả năng ô nhiễm. Quan trọng nhất là di dời khỏi khu vực có các nhà máy điện than”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo lần này, nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia môi trường, nhà khoa học được đưa ra nhằm cảnh báo tác động, ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước… đối với sức khỏe người dân khi phát triển ồ ạt các nhà máy nhiệt điện than mà không tính toán tới các hệ lụy khôn lường mà những dự án này đem lại.

PV  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm