Thứ năm, 28/11/2024 08:45     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/08/2014 16:36

Nhiếp ảnh gia gốc Việt đoạt giải 'Thiên tài' của Mỹ

Nữ nhiếp ảnh gia gốc Việt An-My Lê nhận giải MacArthur Fellowship 2012. Giải thưởng trị giá 500.000 USD này còn được gọi là “Genius grants” (giải “Thiên tài”) - một trong những giải thưởng cao quý của Mỹ nhằm tôn vinh những cá nhân có hoạt động sáng tạo, có ý nghĩa đối với nhân loại.

Bà An-My Lê, 52 tuổi, hiện sống ở thành phố Hudson, bang New York, Mỹ, là một trong 23 người thuộc nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, hội họa, giáo dục, y tế... được Viện nghiên cứu MacAuthur Mỹ trao giải "Thiên tài" năm 2012.

Bà An-My Lê vinh dự nhận được giải thưởng này vì những tấm ảnh của bà “tiếp cận các chủ đề chiến tranh - phong cảnh từ những góc nhìn mới mẻ, tạo ra những hình ảnh làm mờ đi ranh giới giữa hiện thực và hư cấu..., giàu tầng lớp ý nghĩa”.

Người thắng giải MacArthur Fellowship năm 2012 được tài trợ 500.000 USD trong vòng 5 năm, chia nhỏ theo từng quý, để có điều kiện theo đuổi tiếp tục công trình của mình.

nhiep-anh-gia-goc-viet-doat-giai-thien-tai-cua-my-giadinhonline.vn 1

An My Lê - nhiếp ảnh gia gốc Việt đoạt giải 'Thiên tài' của Mỹ 2012

Giải thưởng MacArthur Fellowship được quỹ John D. và Catherine T. MacArthur Foundation trao hằng năm cho 20-40 công dân Mỹ, không giới hạn độ tuổi, trong nhiều lĩnh vực. Trước đó từng có hai người Mỹ gốc Việt đoạt giải này vào năm 1987 và 2007.

Bà An-My Lê, hiện sống và làm việc tại New York, sinh tại Sài Gòn năm 1960. Bà cùng gia đình sang Mỹ năm 1975.

Bà lấy bằng thạc sĩ khoa học ứng dụng sinh học của Đại học Stanford năm 1985 và bằng thạc sĩ nghệ thuật của Đại học Yale năm 1993.

Từ năm 1994 đến 1998, bà trở về Việt Nam nhiều lần để ghi lại những hình ảnh của quê hương mình trong thời bình.

Các tác phẩm của An-My Lê được công nhận và đánh giá cao bởi phương pháp tiếp cận đề tài chiến tranh và phong cảnh từ góc độ mới, tạo ra những bức ảnh xóa mờ ranh giới giữa thực tế và hư cấu, mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc.

Bà là nữ nhiếp ảnh gia hiếm hoi có những triển lãm ảnh ở các trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn tại Mỹ và cũng là người có duyên với các giải thưởng. Bà từng nhận giải từ Quỹ John Simon Guggenheim Memorial Foundation (1997) và Quỹ New York Foundation for the Arts (1996).

Ảnh và phim của An-My Lê thường phân tích ảnh hưởng, hậu quả và biểu trưng của chiến tranh. Dù là ảnh màu hay đen trắng, những tấm ảnh của bà thường tạo nên một sự căng thẳng giữa phong cảnh thiên nhiên và sự biến đổi thành chiến trường đầy bạo lực của nó.

Các công trình nhiếp ảnh nổi tiếng của bà có thể kể đến như Việt Nam (1994-1998), thể hiện những ký ức về một đất nước bị chiến tranh tàn phá nay được “hòa giải” bằng phong cảnh thiên nhiên đầy sức sống; Small wars (Những cuộc chiến nhỏ) chụp tại khu rừng ở Virginia (1999-2002) và 29 palms (29 cây cọ), mô tả cảnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ thực hiện kịch bản mô phỏng trận chiến ở Trung Đông.

nhiep-anh-gia-goc-viet-doat-giai-thien-tai-cua-my-giadinhonline.vn 2

Một bức ảnh về TP HCM được chụp khi nữ nhiếp ảnh gia An-My Lê về thăm quê năm 1998

An My Lê từng có một số triển lãm cá nhân tại trung tâm triển lãm nghệ thuật Henry, Seattle năm 2007, Bảo tàng Nhiếp ảnh đương đại, Chicago năm 2006 và Trung tâm nghệ thuật đương đại New York năm 2002...

Nhận xét về đồng nghiệp Mỹ gốc Việt An-My Lê, nhiếp ảnh gia chiến trường Võ Trung Dung, người Pháp gốc Việt, cho biết: “Công trình nhiếp ảnh của An-My về chiến tranh khác biệt rất lớn với nghề nhiếp ảnh báo chí truyền thống như chúng tôi đang làm.

Trong các tấm ảnh của bà, ta sẽ không thấy cảnh chiến tranh, những người cầm súng, những cảnh đau lòng. Công trình nhiếp ảnh của bà luôn là bên lề hoặc sau cuộc chiến mà trong nghề chúng tôi gọi là “định vị cuộc chiến”.

Kiểu tư liệu hình ảnh đó nằm ở ranh giới giữa tư liệu nhiếp ảnh và dàn dựng tưởng tượng. Những tấm ảnh của An-My không thể hiện cuộc chiến mà khơi gợi sự suy tư về chiến tranh. Theo góc độ cá nhân, tôi không thích lắm kiểu nhiếp ảnh chiến tranh đó nhưng tôi nghĩ rằng công việc của An-My đã góp phần giúp nhân loại suy nghĩ về chiến tranh, về bạo lực, về tính phi lý của chiến tranh. Điều đó cũng tốt quá đó chứ!”.

L.Hiền (Tổng hợp)

Tags:
Nở rộ dịch vụ thuê người 'bật' sếp
Chuyên gia quốc tế dự đoán lĩnh vực “lên ngôi” tại VinFuture 2024
Nhà sáng lập TH School: Hãy xây dựng trường học trở thành “điểm chạm hạnh phúc”
Phó Cục trưởng Cục Báo chí: 'Sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức góp phần tạo nên uy tín của Press Cup'
Đau vướng, khó chịu khi ăn uống, đi khám phát hiện điều không ngờ ở lưỡi
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Cuộc sống thấp thỏm của 40 gia đình công nhân trong nhà tập thể dột nát
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
Xem thêm